24.1.15

Từ giảng viên đại học thành anh chàng thợ xăm

Vũ Minh Hương, Ad – Thủy Chung
Phóng viên trao đổi cùng Tuấn Anh
Tác giả trao đổi cùng Tuấn Anh
Có một chàng trai người Hải Phòng, bất chấp sự phản đối của gia đình, sẵn sàng từ bỏ công việc là giảng viên đại học - mơ ước của không ít bạn trẻ hiện nay, “khăn gói quả mướp” vào Nam để tìm thầy học hỏi về xăm nghệ thuật (tattoo art). Và rồi anh đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong giới xăm nghệ thuật Hải Phòng. Trong cuộc thi Vietnam Tattoo Convention 2013 tại TP HCM, anh lại ghi dấu ấn bằng hình xăm độc đáo tôn vinh “tình yêu - sắc đẹp - hòa bình” trên chính cơ thể người vợ của mình.
Đường đến thành công…
Ngày Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1985) thông báo với gia đình về quyết định nghỉ việc để vào Nam học nghề xăm cũng là ngày chấn động nhất đối với bố mẹ anh. Từ bỏ công việc giảng viên hướng dẫn thực tập của khoa Cơ khí chế tạo máy - ĐH Hải Phòng với thu nhập ổn định để theo đuổi cái nghề mà xã hội còn nhiều định kiến là một quyết định khá táo bạo và liều lĩnh của Tuấn Anh.
Anh chia sẻ: Việc trở thành giảng viên đại học ban đầu hoàn toàn theo định hướng của gia đình, bởi bố mẹ nào sinh con ra, nuôi con khôn lớn đều mong muốn con có một công việc tốt, có thu nhập để lo cuộc sống. Nhưng công việc giảng dạy ở trường không khơi dậy trong anh niềm hứng thú, nhiệt tình. Chỉ có vẽ tranh - sở thích từ thuở nhỏ của Tuấn Anh là đem lại cho anh niềm vui.

9.1.15

Bài viết rất hay về ông Nguyễn Bá Thanh

Nguyễn Khánh Hiền


Tôi biết ông Bá Thanh vào năm 1998, lúc mới chuyển về đài truyền hình. Khi ấy cơ quan tổ chức đá bóng minni giao hữu với văn phòng ủy ban thành phố tại nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương. Tôi chưa vợ con nên rảnh rỗi nhiệt tình đi cổ vũ đội nhà. Nghe mọi người chỉ trỏ “Bá Thanh, Bá Thanh”, tôi cũng không quan tâm lắm. Lúc đó ổng chưa có gì đặc biệt trong tôi. Hơn nữa, trước năm 1997, ổng mới là chủ tịch thành phố Đà Nẵng nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Hồi ấy tôi làm phóng viên chuyên về mảng an ninh trật tự nên không có dịp tiếp xúc ổng. Sau này chia tỉnh, tôi lại về Quảng Nam. Nghe mọi người kêu tên ổng như siêu sao, tôi không khỏi mắc cười. Nhìn thằng cha tuổi cũng đã lớn, người vạm vỡ, dáng hùm tướng gấu lừ khừ chạy theo trái banh không chút gì gọi là biết đá bóng, tự nhiên tôi lại thấy ngồ ngộ. Sau này mới biết ổng đá