Tiếng Hải Phòng – Bức tranh đầy bản sắc…
Nhóm cán bộ khoa Văn (Đại học Hải Phòng) từng thực hiện một nghiên cứu công phu về tiếng Hải Phòng. Đây là công trình đầu tiên khảo sát, xác định diện mạo tiếng nói của cư dân thành phố Cảng. Nhóm nghiên cứu đã mất nhiều năm trời để thu thập, khảo sát tiếng nói của cư dân rất nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương.
TS. Nguyễn Thị Năm – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, Hải Phòng có lớp từ địa phương hết sức phong phú. Chúng tôi đã ghi nhận được gần 500 từ địa phương, trong đó có những từ đơn đầy hàm súc và bí ẩn. Thật khó để tìm hiểu cho được tại sao người Hải Phòng nói “mặt rỗ” là “min”, “cái cửa sổ” là “hỏm”, hay “cái ấm tích” là “phình”…
Hay những từ địa phương rất mộc mạc, dân dã nhưng hết sức thú vị như “anh em cọc chèo”, “anh em đứng nắng”, “anh em húc đống rơm” (chỉ anh em rể), “cửa đại hội” (cửa ra vào), “thúng chợ giá” (thúng cái)…
Hải Phòng có nhiều nghề truyền thống hàng trăm năm, như nghề trồng thuốc lào, nuôi trâu chọi, đúc, làm nước mắm… Mỗi nghề lại có một “hệ” từ nghề nghiệp rất riêng, không lai tạp, chứa đầy bản sắc văn hóa của cả một vùng đất, vùng dân cư. Do tính chất sản xuất theo lối “cha truyền con nối” từ nhiều đời, hệ từ nghề nghiệp Hải Phòng có nhiều từ cổ và riêng biệt. Ví dụ, gọi trâu là “ông trâu” thì chỉ có ở nghề nuôi trâu chọi Đồ Sơn vì đây là trâu thờ, phải kiêng cữ đủ thứ. Hay từ “ống đậu” (rót gang chảy theo máng) trong nghề đúc…
Theo các nhà nghiên cứu, cách phát âm của người Hải Phòng cũng rất đa dạng ở các địa phương khác nhau. Trong khi hầu hết các nơi ở miền Bắc không còn phân biệt các âm tr/ch, s/x, r/d/gi thì một số địa phương của Hải Phòng vẫn phân biệt các âm này, như Phục Lễ, Tam Hưng, Thủy Triều (Thủy Nguyên) hay Cát Bà, Đồ Sơn, Vĩnh Bảo… vẫn giữ cách phát âm rung “r” hoặc Ngọc Hải, Ngọc Xuyên (Đồ Sơn), Quang Trung, Tân Dân (An Lão), Dũng Tiến, Tam Đa (Vĩnh Bảo), Tiên Thanh (Tiên Lãng)… vẫn còn phân biệt phụ âm quặt lưỡi (tr và ch, s và x)…
Riêng vùng Phục Lễ (Thủy Nguyên) từng được đề xuất lấy làm “chuẩn” của tiếng Việt bởi người dân ở đây nói đủ 21 âm của tiếng Việt trong khi hầu hết các địa phương khác ở miền Bắc chỉ còn 18 âm (không có các âm tr, s, r).
Một số địa phương có những đặc điểm phát âm khá riêng biệt như ở phường Bàng La (Đồ Sơn) nói “xin” thành “xinh”, “tin” thành “tinh”, “con vịt” thành “con vịc” (phụ ấm cuối phát âm giống phương ngữ Nam Bộ).
…Và những màu chưa đẹp
Tiếng Hải Phòng như một viên ngọc nhiều màu sắc nhưng cần được mài giũa thêm.
Kết quả điều tra cho thấy, có đến một nửa số học sinh cấp 2 ở Hải Phòng nói và viết lẫn lộn giữa “l” và “n”. Số lỗi này của học sinh các cấp ở tất cả các địa phương trên địa bàn Hải Phòng đều rất cao.
Phát âm lẫn lộn “l và n” là cách phát âm chung của cộng đồng cư dân Hải Phòng từ trẻ đến già. Đây đã là thói quen từ rất lâu, được hình thành một cách tự nhiên, không do chủ ý và đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Hầu hết những người có tuổi, những người có trình độ văn hóa đều muốn sửa nhưng rất khó khăn vì cách phát âm này đã trở thành thói quen tới mức như là phản xạ tự nhiên.
Đây cũng là một hiện tượng điển hình của Hải Phòng và một số tỉnh lân cận. Nhưng so với phương ngữ Bắc bộ và phương ngữ các vùng khác trong cả nước thì nó lại là hiện tượng cá biệt, có tính chất tiểu vùng. Do vậy, chuẩn chính âm không chấp nhận cách phát âm này. Cách phát âm “n thành l” hoặc ngược lại (kiểu “nước non” thành “lước lon” hoặc Hà Nội thành Hà Lội) rất phản cảm, bị xã hội phê phán gay gắt hơn cả vì nó liên quan đến thẩm mỹ giao tiếp. Mặt khác, cách phát âm ảnh hưởng đến cách viết, dẫn tới vi phạm chuẩn chính tả.
Ở Hải Phòng, chỉ có 3 nơi phân biệt được hai phụ âm này: Phục Lễ (Thủy Nguyên), Dũng Tiến (Vĩnh Bảo), Tân Dân (An Lão), còn lại việc chuyển “l thành n” là xu thế phổ biến ở các thổ ngữ vùng nông thôn Hải Phòng. Còn ở nội thành thì ngược lại: có xu hướng chuyển “n thành l”. Ngay cả một số thầy cô giáo, kể cả giáo viên mầm non còn phát âm chệch chuẩn cặp phụ âm l, n.
Theo các nhà ngôn ngữ, phải có cách nhìn nhận đúng đắn về hiện tượng này và phải coi đây là một hạn chế của ngôn ngữ địa phương.
Ngoài chuyện không phân biệt cặp phụ âm trên, một số địa phương của Hải Phòng còn có hiện tượng lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã như ở Lập Lễ (Thủy Nguyên), Bàng La, Ngọc Hải, Vạn Sơn (Đồ Sơn). Theo các nhà ngôn ngữ, đây là hiện tượng tiêu cực, hoàn toàn chệch chuẩn.
Ước mơ chuẩn hóa tiếng Hải Phòng
Công trình nghiên cứu về tiếng Hải Phòng hết sức công phu, chứa đựng nhiều tâm huyết của một thế hệ cán bộ khoa Văn - Đại học Hải Phòng, nhưng nhiều năm qua, sản phẩm nghiên cứu hầu như không được phát huy tác dụng.
TS. Nguyễn Thị Năm chia sẻ: “Chúng tôi đã xây dựng hệ thống 10 bản đồ ngữ âm tiếng Hải Phòng, giúp giáo viên các trường nắm được hiện tượng chệch chuẩn của từng địa bàn cụ thể để dạy tốt hơn môn tiếng Việt. Ngoài ra, “Chuyên khảo tiếng Hải Phòng”, “Sổ tay từ địa phương Hải Phòng” đã được biên soạn với tất cả tâm huyết của chúng tôi đối với tiếng nói của quê hương. Đặc biệt, còn có Bộ tài liệu và băng hình hướng dẫn sửa lỗi phát âm, chính tả, dùng từ cho học sinh Hải Phòng.
Tôi mơ ước có thể xuất bản được những tài liệu đó, góp phần chuẩn hóa tiếng Hải Phòng. Việc hạn chế và tiến tới xóa bỏ lỗi phát âm ở Hải Phòng làm cho ngôn ngữ địa phương văn hóa hơn, xã hội văn minh hơn, để lời ăn tiếng nói của Hải Phòng vừa phù hợp với chuẩn mực tiếng Việt, vừa có bản sắc riêng của một địa phương tiêu biểu cho vùng phương ngữ Bắc bộ.
Nhưng “lực bất tòng tâm”, chúng tôi không có nguồn kinh phí. Một cánh én bao giờ làm nên mùa xuân…”.
Riêng vùng Phục Lễ (Thủy Nguyên) từng được đề xuất lấy làm “chuẩn” của tiếng Việt bởi người dân ở đây nói đủ 21 âm của tiếng Việt trong khi hầu hết các địa phương khác ở miền Bắc chỉ còn 18 âm (không có các âm tr, s, r).
Một số địa phương có những đặc điểm phát âm khá riêng biệt như ở phường Bàng La (Đồ Sơn) nói “xin” thành “xinh”, “tin” thành “tinh”, “con vịt” thành “con vịc” (phụ ấm cuối phát âm giống phương ngữ Nam Bộ).
…Và những màu chưa đẹp
Tiếng Hải Phòng như một viên ngọc nhiều màu sắc nhưng cần được mài giũa thêm.
Kết quả điều tra cho thấy, có đến một nửa số học sinh cấp 2 ở Hải Phòng nói và viết lẫn lộn giữa “l” và “n”. Số lỗi này của học sinh các cấp ở tất cả các địa phương trên địa bàn Hải Phòng đều rất cao.
Phát âm lẫn lộn “l và n” là cách phát âm chung của cộng đồng cư dân Hải Phòng từ trẻ đến già. Đây đã là thói quen từ rất lâu, được hình thành một cách tự nhiên, không do chủ ý và đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Hầu hết những người có tuổi, những người có trình độ văn hóa đều muốn sửa nhưng rất khó khăn vì cách phát âm này đã trở thành thói quen tới mức như là phản xạ tự nhiên.
Đây cũng là một hiện tượng điển hình của Hải Phòng và một số tỉnh lân cận. Nhưng so với phương ngữ Bắc bộ và phương ngữ các vùng khác trong cả nước thì nó lại là hiện tượng cá biệt, có tính chất tiểu vùng. Do vậy, chuẩn chính âm không chấp nhận cách phát âm này. Cách phát âm “n thành l” hoặc ngược lại (kiểu “nước non” thành “lước lon” hoặc Hà Nội thành Hà Lội) rất phản cảm, bị xã hội phê phán gay gắt hơn cả vì nó liên quan đến thẩm mỹ giao tiếp. Mặt khác, cách phát âm ảnh hưởng đến cách viết, dẫn tới vi phạm chuẩn chính tả.
Ở Hải Phòng, chỉ có 3 nơi phân biệt được hai phụ âm này: Phục Lễ (Thủy Nguyên), Dũng Tiến (Vĩnh Bảo), Tân Dân (An Lão), còn lại việc chuyển “l thành n” là xu thế phổ biến ở các thổ ngữ vùng nông thôn Hải Phòng. Còn ở nội thành thì ngược lại: có xu hướng chuyển “n thành l”. Ngay cả một số thầy cô giáo, kể cả giáo viên mầm non còn phát âm chệch chuẩn cặp phụ âm l, n.
Theo các nhà ngôn ngữ, phải có cách nhìn nhận đúng đắn về hiện tượng này và phải coi đây là một hạn chế của ngôn ngữ địa phương.
Ngoài chuyện không phân biệt cặp phụ âm trên, một số địa phương của Hải Phòng còn có hiện tượng lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã như ở Lập Lễ (Thủy Nguyên), Bàng La, Ngọc Hải, Vạn Sơn (Đồ Sơn). Theo các nhà ngôn ngữ, đây là hiện tượng tiêu cực, hoàn toàn chệch chuẩn.
Ước mơ chuẩn hóa tiếng Hải Phòng
Công trình nghiên cứu về tiếng Hải Phòng hết sức công phu, chứa đựng nhiều tâm huyết của một thế hệ cán bộ khoa Văn - Đại học Hải Phòng, nhưng nhiều năm qua, sản phẩm nghiên cứu hầu như không được phát huy tác dụng.
TS. Nguyễn Thị Năm chia sẻ: “Chúng tôi đã xây dựng hệ thống 10 bản đồ ngữ âm tiếng Hải Phòng, giúp giáo viên các trường nắm được hiện tượng chệch chuẩn của từng địa bàn cụ thể để dạy tốt hơn môn tiếng Việt. Ngoài ra, “Chuyên khảo tiếng Hải Phòng”, “Sổ tay từ địa phương Hải Phòng” đã được biên soạn với tất cả tâm huyết của chúng tôi đối với tiếng nói của quê hương. Đặc biệt, còn có Bộ tài liệu và băng hình hướng dẫn sửa lỗi phát âm, chính tả, dùng từ cho học sinh Hải Phòng.
Tôi mơ ước có thể xuất bản được những tài liệu đó, góp phần chuẩn hóa tiếng Hải Phòng. Việc hạn chế và tiến tới xóa bỏ lỗi phát âm ở Hải Phòng làm cho ngôn ngữ địa phương văn hóa hơn, xã hội văn minh hơn, để lời ăn tiếng nói của Hải Phòng vừa phù hợp với chuẩn mực tiếng Việt, vừa có bản sắc riêng của một địa phương tiêu biểu cho vùng phương ngữ Bắc bộ.
Nhưng “lực bất tòng tâm”, chúng tôi không có nguồn kinh phí. Một cánh én bao giờ làm nên mùa xuân…”.
Hân Minh, Adm