14.12.15

Hướng đi đột phá cho du lịch Cát Bà

Du lịch quần đảo Cát Bà được xác định là có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Hải Phòng nói riêng và nước ta nói chung. Là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đồng thời là Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt, Cát Bà hội đủ những yếu tố để trở thành một trung tâm du lịch của quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Cát Bà hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hải Phòng đang nỗ lực tìm ra hướng đi đột phá, giúp phát triển mạnh mẽ du lịch nơi đây.
Định vị lại
Để du lịch Cát Bà phát triển, theo TS. Phạm Từ - Phó Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trước hết, du lịch Cát Bà phải “định vị lại” chính mình. Khi đã hiểu rõ mình ở đâu trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế thì Cát Bà mới tìm ra hướng đi phù hợp, phát huy được những giá trị riêng.

 
Việc định vị lại này bao gồm cả việc nhìn nhận lại vị trí của Cát Bà trong mối quan hệ với Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long liền kề. Theo TS. Phạm Từ, lâu nay, trong tuyên truyền du lịch, chúng ta cứ “gá kèm” Cát Bà với Hạ Long, để Hạ Long “phủ bóng”, “che lấp” lên Cát Bà. Các hãng lữ hành gần như chỉ có tour Hạ Long – Cát Bà chứ chưa có tua ghép Cát Bà – Hạ Long. Nếu đặt mình ở vị trí là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới, Cát Bà có một vị thế khác, hoàn toàn có thể trở thành một điểm du lịch riêng.

4.12.15

Mơ ước “chuẩn hóa” tiếng Hải Phòng

Dù có đi đến chân trời góc bể, người Hải Phòng vẫn nhận ra nhau bởi giọng nói… không lẫn vào đâu được. Với địa hình đa dạng từ vùng núi, đồng bằng đến miền biển đảo, là nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư, Hải Phòng có sự phong phú trong cách phát âm và lời ăn tiếng nói của người dân. Bên cạnh những vẻ đẹp riêng, tiếng Hải Phòng còn có những điều chưa đẹp, rất cần được quan tâm…

Tiếng Hải Phòng – Bức tranh đầy bản sắc…

Nhóm cán bộ khoa Văn (Đại học Hải Phòng) từng thực hiện một nghiên cứu công phu về tiếng Hải Phòng. Đây là công trình đầu tiên khảo sát, xác định diện mạo tiếng nói của cư dân thành phố Cảng. Nhóm nghiên cứu đã mất nhiều năm trời để thu thập, khảo sát tiếng nói của cư dân rất nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương.

TS. Nguyễn Thị Năm – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, Hải Phòng có lớp từ địa phương hết sức phong phú. Chúng tôi đã ghi nhận được gần 500 từ địa phương, trong đó có những từ đơn đầy hàm súc và bí ẩn. Thật khó để tìm hiểu cho được tại sao người Hải Phòng nói “mặt rỗ” là “min”, “cái cửa sổ” là “hỏm”, hay “cái ấm tích” là “phình”…

Hay những từ địa phương rất mộc mạc, dân dã nhưng hết sức thú vị như “anh em cọc chèo”, “anh em đứng nắng”, “anh em húc đống rơm” (chỉ anh em rể), “cửa đại hội” (cửa ra vào), “thúng chợ giá” (thúng cái)…

Hải Phòng có nhiều nghề truyền thống hàng trăm năm, như nghề trồng thuốc lào, nuôi trâu chọi, đúc, làm nước mắm… Mỗi nghề lại có một “hệ” từ nghề nghiệp rất riêng, không lai tạp, chứa đầy bản sắc văn hóa của cả một vùng đất, vùng dân cư. Do tính chất sản xuất theo lối “cha truyền con nối” từ nhiều đời, hệ từ nghề nghiệp Hải Phòng có nhiều từ cổ và riêng biệt. Ví dụ, gọi trâu là “ông trâu” thì chỉ có ở nghề nuôi trâu chọi Đồ Sơn vì đây là trâu thờ, phải kiêng cữ đủ thứ. Hay từ “ống đậu” (rót gang chảy theo máng) trong nghề đúc…



1.12.15

Thêm một giáo viên lâm nạn vì Facebook

Hôm nay, ngày 1.12, Sở Nội vụ TP.Cần Thơ và các ban ngành sẽ có cuộc họp với Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, về việc 1 cán bộ trường lên Facebook “nói xấu” trường.




Cả trường “xúm lại” đòi cho nghỉ việc

Trước đó, ngày 21.11, ông Doãn Minh Đăng, nhân viên Phòng Đào tạo của Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, đã đưa lên Facebook cá nhân một số bức xúc của mình trong quá trình công tác. Ông kèm theo đó là một số thông tin công khai về hoạt động của trường. Và ông đã gặp rắc rối.

Ngày 23.11, Hiệu trưởng Dương Thái Công phát biểu trong buổi chào cờ đầu tuần, yêu cầu các đơn vị và tổ chức trong trường lên tiếng về việc ông Đăng đưa thông tin lên internet.
Ngày 30.11, Hiệu phó của trường là ông Trương Minh Nhật Quang, đã làm việc với Phòng Đào tạo để họp kiểm điểm đối ông Đăng. Nhưng do chưa có văn bản chỉ đạo chính thức của Hiệu trưởng, nên Phòng Đào tạo đề nghị chờ, vì thế cuộc họp được hoãn lại.