31.7.14

Lập lại trật tự trong quản lý khai thác khoáng sản ở huyện Thủy Nguyên KỲ IV: Xóa bỏ cơ chế xin - cho

Thực ra, những ai quan tâm vấn đề này đều biết rằng, tình trạng lộn xộn trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thủy Nguyên nói riêng, thành phố và cả nước nói chung đã kéo dài suốt nhiều năm qua. Và đây cũng không phải là lần đầu người dân, doanh nghiệp bức xúc kiến nghị, báo chí lên tiếng và cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh… Tuy nhiên, những việc làm đó chẳng khác nào “bắt cóc bỏ đĩa”, trật tự chỉ được vãn hồi trong một thời gian ngắn rồi lại đâu vào đó, tiếp tục tái diễn tình trạng khai thác trái phép, vi phạm. Và cũng phải thẳng thắn thừa nhận, từ đó đã nảy sinh không ít tiêu cực.
Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng này? Chúng tôi cho rằng, bên cạnh rất nhiều nguyên nhân khác thì cơ chế XIN - CHO chính là vấn đề mang tính mấu chốt!

Lập lại trật tự trong quản lý khai thác khoáng sản ở huyện Thủy Nguyên Kỳ III: Những tồn tại ngay từ cơ chế

Điều dễ nhận thấy, hoạt động khai thác diễn ra khá lộn xộn có nguyên nhân là do cơ chế cấp phép, quản lý, thanh kiểm tra còn nhiều kẽ hở.
Quy hoạch, cấp phép ngày càng mở rộng
 Theo Quyết định số 1065 của Thủ tướng Chính phủ ngày 9-7-2010 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020, huyện Thủy Nguyên có 6 dự án xi măng. Trong đó, 5 nhà máy đang hoạt động gồm: xi măng Hải Phòng, xi măng Chinfon, xi măng Phúc Sơn, xi măng Tân Phú Xuân, xi măng Xuân Thủy. Riêng dự án xây dựng nhà máy xi măng Trường Sơn của Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh ở xã Gia Đức đã xin chuyển đổi thành dự án xây dựng Nhà máy vật liệu xây dựng Trường Sơn… 
Theo các nhà chuyên môn, nếu các nhà máy xi măng nói trên hoạt động liên tục trong vòng 50 năm hết công suất thiết kế thì sẽ phải "ngốn" hết khoảng 500 triệu m3 đá vôi (chưa kể chất phụ gia), trong khi trữ lượng đá vôi của Thủy Nguyên chỉ vào khoảng 380 triệu m3 mà thôi. Do vậy muốn có đủ nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy xi măng này hoạt động, trong tương lai chỉ còn cách vươn ra khai thác đá ở nơi khác. Thực ra điều đó cũng đã có tiền lệ.

Lập lại trật tự trong quản lý khai thác khoáng sản ở huyện Thủy Nguyên Kỳ II: Cần nhân rộng mô hình Chinfon

Mới đây, trong buổi làm việc về công tác bảo đảm an toàn lao động trong khai thác mỏ, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên Nguyễn Trần Lanh thẳng thắn thừa nhận rằng: Trong số 21 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động khai thác đá vôi, sillic, sét ở huyện Thủy Nguyên thì duy nhất chỉ có đơn vị trực thuộc Công ty xi măng Chinfon là tổ chức khai thác đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn như có thiết kế mỏ, thực hiện quy trình khai thác cắt tầng an toàn; không những thế, đây cũng là một trong số ít những doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tích cực tham gia vào các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường của địa phương.
Sử dụng đến 80% lao động là người địa phương

Lập lại trật tự trong quản lý khai thác khoáng sản ở huyện Thủy Nguyên

KỲ I: SỰ CHUYỂN ĐỘNG TỪ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Báo An ninh Hải Phòng đã có bài viết phản ánh về thực trạng lộn xộn trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện. Vừa qua, UBND TP cũng đã có đợt kiểm tra chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này ở huyện Thủy Nguyên. Việc làm rõ những nguyên nhân và từ đó đề ra những biện pháp khắc phục là một yêu cầu cấp bách trong lập lại trật tự quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Trung tuần tháng 6-2014, chúng tôi đã có dịp trở lại huyện Thủy Nguyên để tiếp tục tìm hiểu vấn đề này.
TRỮ LƯỢNG LỚN NHƯNG NHU CẦU CÒN LỚN HƠN
Theo ước tính, trên địa bàn huyện Thủy Nguyên có trữ lượng tới 380 triệu m3 đá vôi, 33 triệu m3 silic và 360 triệu m3 sét. Đá vôi tập trung ở các khu vực thuộc địa bàn thị trấn Minh Đức, các xã: Gia Đức, Minh Tân, Lưu Kiếm, Liên Khê, Lại Xuân, An Sơn, Kỳ Sơn. Silic hoạt tính chủ yếu phân bố ở 5 quả đồi: Pháp Cổ, Phi Liệt, Thành Dền (xã Lại Xuân) và Quỳ Khê, Điệu Tú (xã Liên Khê).
Đặc biệt, đá vôi ở Thủy Nguyên không quá cứng, có nhiều vân đẹp, có tính đàn hồi, là nguyên liệu lý tưởng cho sản xuất xi-măng, vôi, đất đèn và các chất phụ gia cũng như để chế tác các sản phẩm làm vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số khoáng sản giá trị khác cũng có trữ lượng khá lớn như: sít đen, đá cát kết, dolomit…

Thần đồng Việt trở thành tổng biên tập tờ báo Đông Nam Á

(Theo news.zing.vn) Chị Phan Hồ Điệp, mẹ của Đỗ Nhật Nam xác nhận thông tin này là sự thật, tờ báo đầu tiên do cậu bé 13 tuổi làm tổng biên tập sẽ xuất bản vào ngày 6/8.
Ngày 25/7, trên trang cá nhân của chị Phan Hồ Điệp, mẹ của Đỗ Nhật Nam (cậu bé nổi tiếng với khả năng dịch giả, viết sách, nói tiếng Anh lưu loát... từ khi còn rất nhỏ), đã chia sẻ niềm vui sướng, hạnh phúc khi biết tin Nam chính thức được tham gia vào tờ với vị trí tổng biên tập. 
Thần đồng Việt trở thành tổng biên tập tờ báo Đông Nam Á
Đỗ Nhật Nam và mẹ.
Đây là tờ báo dành cho tuổi teen của Đông Nam Á, để được ghi danh trong đội ngũ điều hành tờ báo, Nhật Nam đã phải vượt qua nhiều đối thử cũng như thử thách khó khăn từ sơ tuyển đến chung kết.
Trong đoạn chia sẻ cảm xúc, chị Phan Hồ Điệp xưng mẹ - gọi Nhật Nam là em, khiến người đọc cảm nhận tình mẹ con lớn lao, vừa gần gũi:
"Sau nhiều thời gian nỗ lực ứng tuyển và vượt qua kì phỏng vấn, hôm qua, em đã chính thức được tham gia một tờ báo của Đông Nam Á dành cho tuổi teen, với chức danh tổng biên tập. Aizza, mẹ chúc mừng em nhé, baby!