26.5.15

Gió mát từ tay mẹ


Mỗi đêm hè, nằm phòng có điều hòa mát rượi, nhìn con đang ngủ ngon, tôi thường thao thức nhớ thương mẹ. Ngày chúng tôi còn bé, suốt những mùa hè, đêm nào mẹ tôi cũng phải quạt cho chúng tôi ngủ. Ngày đó, quê tôi chưa có điện. Trong nhà luôn có mấy chiếc quạt lá cọ mà bố tôi hì hục leo lên đồi cọ chặt mấy cành “mặt trời xanh” be bé mang về cắt làm quạt.

Mẹ tôi đi làm quần quật cả ngày ngoài ruộng vườn, trên nương, tối đến lại cơm nước, lợn gà… Đến khi được ngả lưng xuống giường đi ngủ, chắc mẹ mệt lắm. Nhiều đêm nóng quá, nằm mãi chưa ngủ được, tôi thấy mẹ cứ cầm quạt phe phẩy được vài cái thì quạt lại tự động rơi đánh “cạch” xuống giường. Biết mẹ mệt ngủ thiếp đi, tôi với lấy quạt, cố sức quạt cho thật rộng để ba mẹ con cùng mát. Nhưng chỉ được vài cái là tay tôi mỏi rã rời, không thể quạt tiếp được nữa. Mẹ chợt tỉnh, lại cầm quạt, quạt thật lực cho chúng tôi mát. Có lúc mẹ ngủ rồi mà tay vẫn quạt khe khẽ mãi.

23.5.15

Nơi chắp cánh ước mơ

                        Hồng Thương và các bạn trong một tiết mục dạy khiêu vũ

“Em mong ước sẽ mở một cửa hàng nhỏ làm nail của riêng mình”, “Em hi vọng có việc làm ổn định để 4 anh em được sống quây quần bên nhau”…, đó là những ước mơ rất đỗi giản dị của những bạn trẻ đang sinh hoạt trong CLB Khát vọng thành công của quận Ngô Quyền. Mỗi người có một câu chuyện buồn, một tuổi thơ không mấy tốt đẹp nhưng giữa họ có sự đồng điệu về tâm hồn. Họ sát cánh bên nhau, cùng nhau mơ về một tương lai tươi sáng mà ở đó họ là những con người có khả năng làm chủ cuộc sống của chính mình…

Gieo “hạt giống” ước mơ

Mỗi buổi chiều thứ 3 và thứ 5, sân vận động Máy Tơ, quận Ngô Quyền, lại rộn ràng tiếng cười đùa, nói chuyện vui vẻ của những bạn trẻ đủ mọi lứa tuổi. Gạt bỏ gánh nặng “cơm áo gạo tiền”, họ về đây để được sẻ chia, được thấu hiểu và thấy mình được yêu thương. Anh Nguyễn Chí Hùng - Trưởng dự án cho biết: CLB Khát vọng thành công là một phần của dự án Sinh kế thanh thiếu niên, nằm trong chương trình phát triển vùng của tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI). Mục tiêu của dự án là tăng cường thu nhập bền vững và ổn định cuộc sống cho thanh thiếu niên thông qua các hoạt động: trang bị kĩ năng sống, đào tạo nghề và tạo cơ hội việc làm việc làm cho các em.

10.5.15

Điệp khúc trên thành phố



Đó là âm thanh thân thương đã trở thành máu thịt với mỗi người con đất Cảng. Đó là điệp khúc đi cùng năm tháng của Hải Phòng: tiếng còi tàu trên bến Bến cảng thức suốt đêm ngày để đón “những chuyến hàng bè bạn từ xa xôi, những chuyến hàng Việt Nam gửi đi muôn nơi…”.

Nơi đây, tiếng còi tàu là âm thanh rõ ràng nhất, sôi động nhất và gây ấn tượng nhất. Tiếng còi vang lên báo hiệu tàu sắp cập cảng, hay là lời chào khi tàu gặp cảng. Tiếng còi rúc vang lên để chào tạm biệt đất liền, đưa tàu ra khơi, đến những miền đất mới. Tiếng còi hú dài náo nức chào xuân khi bến cảng đón mã hàng đầu tiên trong năm cập cảng… Biết bao con tàu, với bấy nhiêu giọng còi khác nhau đã đến và chia tay đất Cảng. Tuuuu…. tuuuu…. tuuu…

Những hồi còi tàu kéo dài từ bến cảng ngân nga vào trong phố mỗi ngày, len lỏi vào từng ngôi nhà, ngõ hẻm. Mỗi tiếng còi như đều mang cảm xúc riêng. Lúc hân hoan ngày gặp lại, lúc vội vã, lúc như bùi ngùi giây phút chia xa của người thủy thủ…

6.5.15

Những người thợ tạc tượng tài hoa làng Bảo Hà


Mang trong mình những giá trị truyền thống đặc sắc, sản phẩm điêu khắc gỗ - sơn mài của làng nghề Bảo Hà (xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) được mọi người ưa chuộng. Đến nay, sản phẩm của làng nghề Bảo Hà đã được xuất khẩu ra các nước và vùng lãnh thổ như: Nga, Đức, Đài Loan…

Nghề điêu khắc gỗ, sơn mài ở Bảo Hà có lịch sử hơn 500 năm, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Do chiến tranh, nạn đói… những người thợ Bảo Hà phải phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống. Do đó, nghề điêu khắc gỗ - sơn mài truyền thống của làng có lúc bị mai một. Đến cuối thế kỷ XX, nhờ có chính sách của Đảng, Nhà nước, làng nghề truyền thống nơi đây dần được khôi phục. 

5.5.15

Có một chợ quê giữa lòng thành phố



Giữa một đô thị sầm uất, với những cửa hàng sang trọng và siêu thị hiện đại, vẫn hiện hữu một chợ phiên đặc trưng của đồng quê Bắc bộ. Chợ không bán rau quả, thịt cá - thức ăn hằng ngày nhưng phiên nào cũng tấp nập kẻ mua người bán đến từ Hải Phòng và khắp các tỉnh, thành bạn. Đó là chợ Hàng, tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng…

Mỗi tuần, chợ Hàng chỉ họp một phiên vào sáng chủ nhật. Đây là chợ phiên truyền thống duy nhất còn lại của Hải Phòng. Phiên chợ Hàng như một nốt nhạc đồng quê giữa bản nhạc xô bồ của phố thị. Không chỉ được người địa phương yêu mến, chợ Hàng còn hấp dẫn khách du lịch mỗi khi đến với Hải Phòng. Vì sao chợ Hàng cuốn hút đến vậy? Trước hết, nơi đây là một thế giới đồng quê thôn dã giữa lòng một thành phố công nghiệp hiện đại với nhịp sống tất bật. Những người sống ở thành phố cứ đến chợ Hàng là có thể mua được đàn gà con, cây rau giống, rổ rá đan bằng tre, chiếc kiềng sắt ba chân…