Nhà thơ Thanh Tùng (phải) và nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng. Ảnh: N.Đình Toán.
Gặp Thanh Tùng, dù ở đâu trên xứ sở này, vẫn cảm thấy như được gặp lại “Thời hoa đỏ” của chính mình. Dù đó là đêm uống rượu trong căn nhà của nhà thơ Đào Cảng ở Hải Phòng ấm áp cuối đông 1978, hay chỉ vừa mới đây thôi lai rai quán xá Sài Gòn bên mép mùa khô 2013.
Hình như Thanh Tùng già rất sớm, già ngay từ giữa những câu thơ đầu đời ở trường Ngô Quyền, Hải Phòng (xưa là trường Bonnal). Nhưng cái già ấy bao nhiêu năm không chịu lớn lên vì quả tim ngây thơ trong ông, nên cho đến hôm nay dẫu đã sống qua 79 mùa xuân, lại vẫn thấy một Thanh Tùng ngất ngư của ngày xưa cũ, vẫn thấy một Thanh Tùng hào sảng, vập vạp thuở thanh xuân. Nhìn sức vóc ông mà tôi thấy ghen thầm.
Khi tôi học trường cấp hai Ngô Quyền, thì Thanh Tùng là giáo viên thể dục Trường Thái Phiên. Khi tôi vào Trường cấp ba Thái Phiên thì Thanh Tùng vừa làm thơ vừa góp phần tạo ra những con tàu không số để chở vũ khí vào chiến trường miền Nam - nơi Thanh Tùng từng mơ ước qua câu thơ: “Ép mỏng thời gian cho lộ mặt quân thù/ Tôi xả súng”.
Bây giờ, khi “Thời hoa đỏ” của ông đã quá nổi tiếng, càng nổi tiếng hơn khi nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ thơ, rất nhiều người yêu thích nó, nhưng vẫn không hiểu vì sao lại có một bài thơ lạ lùng như thế trong thời chống Mỹ, lạ lùng như “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ. Chả có sáng tạo nào là không có ngọn nguồn của nó. Đó chính là tình yêu sét đánh khai sinh ra nghiệp thơ ngồn ngộn của Thanh Tùng.
Thanh Tùng hồi ức rằng hồi yêu bà xã - khi ấy đang công tác ở Vĩnh Bảo - cứ đến giờ tan tầm ngày thứ bảy, vừa buông búa là Thanh Tùng đã sửa sang quần áo, bắt đầu cuộc chạy Marathon từ Hải Phòng sang với người yêu ở Vĩnh Bảo. Lúc ấy nghèo, kiếm đâu ra xe đạp mà đi. Nhưng chính những năm học ở trường Thể dục Thể thao, đã cho Thanh Tùng coi chuyện “chạy đường dài” là “chuyện thường ngày ở huyện”. Có lần, chạy tới Vĩnh Bảo thì Thanh Tùng lại biết tin người yêu sang Tiên Lãng. Ông lại chạy sang Tiên Lãng. Tới Tiên Lãng thì lại được tin người yêu đã về Hải Phòng, thế là “vận động viên” Thanh Tùng lại một mình một đường chạy về Hải Phòng để gặp người yêu. Vậy là để gặp được người yêu, Thanh Tùng đã chạy đường dài trên một trục đường hình tam giác Hải Phòng - Vĩnh Bảo - Tiên Lãng - Hải Phòng. Không yêu đến cạn lòng và không có sức lực của vận động viên chạy Marathon, chắc Thanh Tùng, không có “Thời hoa đỏ” để bao thế hệ chiêm ngưỡng.
“Thời hoa đỏ” hay không chỉ vì nó bắt nguồn từ một sự thật rớm máu, mà còn bởi tầm nhìn nhân bản của tác giả. Qua bài thơ, mọi người đều nhận ra cả Thanh Tùng và người yêu của ông đều có một tình yêu riêng trước khi họ yêu nhau, một tình yêu của “Thời hoa đỏ ngày xưa”. Tầm nhìn nhân bản là ở chỗ họ biết trân trọng, nâng niu “Tháng ngày xưa dại khờ” của nhau. Không những trân trọng và nâng niu mà còn tiếc cho tình yêu đã mất đó bởi “Em không đi hết những ngày đắm say”. Cái nuối tiếc ấy đã cho chúng ta có một bài thơ tình thật hay của một thời “vụng trộm yêu đương” đầy khói lửa và máu ứa. Bỗng nhớ câu thơ Việt Phương “Ta đi yêu người ta yêu nhau”. Triết lý trong thơ Việt Phương lại được Thanh Tùng triết lý bằng những thi ảnh lấp lánh đến lạ lùng.
“Thời hoa đỏ” đã hay là vậy. Nhưng để “Thời hoa đỏ” được công bố trên “Tạp chí Văn nghệ Quân Đội” năm 1978, thì cũng là một câu chuyện hay không kém. Thanh Tùng lại hồi ức rằng, ngày đó là những năm đầu sau chiến tranh, cả nước đang ăn bo bo và căng thẳng trong những tranh chấp biên giới, rồi câu chuyện nạn Kiều ra đi. Có một lần Phạm Ngọc Cảnh - nhà thơ kiêm biên tập viên thơ “Tạp chí Văn nghệ Quân Đội” - về Hải Phòng và đến nhậu ở nhà Thanh Tùng số 44 đường Nguyễn Đức Cảnh bên bờ sông Lấp. Trong lúc say sưa, Thanh Tùng đã đọc “Thời hoa đỏ” cho Phạm Ngọc Cảnh nghe. Phạm Ngọc Cảnh rất tâm đắc cùng nhiều bài thơ khác.
Lả tả mãi thì cũng tới lúc ra ga. Thanh Tùng tiễn Phạm Ngọc Cảnh ra ga, rồi trở về nhà. Lúc lâu sau, thấy Phạm Ngọc Cảnh trở lại khiến Thanh Tùng ngạc nhiên. Hóa ra, ở ga, sau khi suy ngẫm, Phạm Ngọc Cảnh đã quyết định quay về, mang “Thời hoa đỏ” lên Hà Nội để in vào “Tạp chí Văn nghệ Quân Đội”. Để có thể in được “Thời hoa đỏ” vào thời điểm ấy, Phạm Ngọc Cảnh đã phải đấu tranh thế nào, phải chịu đựng thế nào với xung quanh tòa soạn, điều ấy, Phạm Ngọc Cảnh không nói. Nhưng Thanh Tùng thì mãi hàm ơn cử chỉ đó.
Tôi bạn bè khắp nước, nhưng với Hải Phòng quê hương, hình như tôi với Thanh Tùng là “trên từng cây số” nhiều nhất. Nhất là khi ông làm công việc áp tải hàng từ Hải Phòng lên Hà Nội. Căn gác 60 Hàng Bông của tôi luôn là nơi trú ngụ của “nhà thơ áp tải” với những trận rượu xuyên đêm. Ở đó, cũng lại chứng kiến thêm bao vui buồn của đoạn hậu “Thời hoa đỏ”, để rồi vài năm sau nữa, giữa Đại hội Nhà văn Khóa IV, nhà văn cả nước chứng kiến Thanh Tùng tất tả rời Đại hội về tang lễ vợ - nhân vật “em” trong “Thời hoa đỏ” - ở Cái Dăm, Quảng Ninh. Có duyên ngộ gì đấy giữa tôi và ông, bởi vì Cái Dăm cũng là nơi tôi chia tay người yêu đầu tiên để đi vào mặt trận Quảng Trị: “Phía Cái Dăm heo hút ngàn mây/ than thì cháy buồn đau thì nhen lửa”. Bởi thế, càng qua thời gian, tôi và Thanh Tùng càng gắn bó hơn.
Tôi rất chia sẻ với Thanh Tùng khi ông quyết định rời Hải Phòng vào ngụ cư Sài Gòn. Ông nói: “Mình cố gắng chìm thêm vào những miền đất mới để có thêm thơ hay cho xứ sở này”. Và sau 20 năm, Thanh Tùng bước đầu thực hiện được ước mơ đó khi vừa cho ra đời tập thơ “Thời hoa đỏ và những bài thơ chọn lọc” do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành 11.2013. Trong ấn phẩm, bài thơ dài “Nhịp điệu Phương Nam” gồm 9 phần thơ chính là xương sống cho phần thơ của ông từ ngày xa Hải Phòng: “Thế là thơ có thêm chỗ trú/ Tôi tin có thể gõ cửa nửa đêm/ Uống rượu và khoác lác/ Tôi tin không phải trong mơ/ Bởi mỗi cánh cửa mở ra có trời riêng rất thực…”. Một Thanh Tùng vẫn khỏe khoắn, trai tráng trong vóc dáng một “thanh niên tóc trắng” ực hết một ly đầy như không. Thanh niên của “Thời hoa đỏ”.
Gặp Thanh Tùng, dù ở đâu trên xứ sở này, vẫn cảm thấy như được gặp lại “Thời hoa đỏ” của chính mình. Dù đó là đêm uống rượu trong căn nhà của nhà thơ Đào Cảng ở Hải Phòng ấm áp cuối đông 1978, hay chỉ vừa mới đây thôi lai rai quán xá Sài Gòn bên mép mùa khô 2013.
Hình như Thanh Tùng già rất sớm, già ngay từ giữa những câu thơ đầu đời ở trường Ngô Quyền, Hải Phòng (xưa là trường Bonnal). Nhưng cái già ấy bao nhiêu năm không chịu lớn lên vì quả tim ngây thơ trong ông, nên cho đến hôm nay dẫu đã sống qua 79 mùa xuân, lại vẫn thấy một Thanh Tùng ngất ngư của ngày xưa cũ, vẫn thấy một Thanh Tùng hào sảng, vập vạp thuở thanh xuân. Nhìn sức vóc ông mà tôi thấy ghen thầm.
Khi tôi học trường cấp hai Ngô Quyền, thì Thanh Tùng là giáo viên thể dục Trường Thái Phiên. Khi tôi vào Trường cấp ba Thái Phiên thì Thanh Tùng vừa làm thơ vừa góp phần tạo ra những con tàu không số để chở vũ khí vào chiến trường miền Nam - nơi Thanh Tùng từng mơ ước qua câu thơ: “Ép mỏng thời gian cho lộ mặt quân thù/ Tôi xả súng”.
Bây giờ, khi “Thời hoa đỏ” của ông đã quá nổi tiếng, càng nổi tiếng hơn khi nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ thơ, rất nhiều người yêu thích nó, nhưng vẫn không hiểu vì sao lại có một bài thơ lạ lùng như thế trong thời chống Mỹ, lạ lùng như “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ. Chả có sáng tạo nào là không có ngọn nguồn của nó. Đó chính là tình yêu sét đánh khai sinh ra nghiệp thơ ngồn ngộn của Thanh Tùng.
Thanh Tùng hồi ức rằng hồi yêu bà xã - khi ấy đang công tác ở Vĩnh Bảo - cứ đến giờ tan tầm ngày thứ bảy, vừa buông búa là Thanh Tùng đã sửa sang quần áo, bắt đầu cuộc chạy Marathon từ Hải Phòng sang với người yêu ở Vĩnh Bảo. Lúc ấy nghèo, kiếm đâu ra xe đạp mà đi. Nhưng chính những năm học ở trường Thể dục Thể thao, đã cho Thanh Tùng coi chuyện “chạy đường dài” là “chuyện thường ngày ở huyện”. Có lần, chạy tới Vĩnh Bảo thì Thanh Tùng lại biết tin người yêu sang Tiên Lãng. Ông lại chạy sang Tiên Lãng. Tới Tiên Lãng thì lại được tin người yêu đã về Hải Phòng, thế là “vận động viên” Thanh Tùng lại một mình một đường chạy về Hải Phòng để gặp người yêu. Vậy là để gặp được người yêu, Thanh Tùng đã chạy đường dài trên một trục đường hình tam giác Hải Phòng - Vĩnh Bảo - Tiên Lãng - Hải Phòng. Không yêu đến cạn lòng và không có sức lực của vận động viên chạy Marathon, chắc Thanh Tùng, không có “Thời hoa đỏ” để bao thế hệ chiêm ngưỡng.
“Thời hoa đỏ” hay không chỉ vì nó bắt nguồn từ một sự thật rớm máu, mà còn bởi tầm nhìn nhân bản của tác giả. Qua bài thơ, mọi người đều nhận ra cả Thanh Tùng và người yêu của ông đều có một tình yêu riêng trước khi họ yêu nhau, một tình yêu của “Thời hoa đỏ ngày xưa”. Tầm nhìn nhân bản là ở chỗ họ biết trân trọng, nâng niu “Tháng ngày xưa dại khờ” của nhau. Không những trân trọng và nâng niu mà còn tiếc cho tình yêu đã mất đó bởi “Em không đi hết những ngày đắm say”. Cái nuối tiếc ấy đã cho chúng ta có một bài thơ tình thật hay của một thời “vụng trộm yêu đương” đầy khói lửa và máu ứa. Bỗng nhớ câu thơ Việt Phương “Ta đi yêu người ta yêu nhau”. Triết lý trong thơ Việt Phương lại được Thanh Tùng triết lý bằng những thi ảnh lấp lánh đến lạ lùng.
“Thời hoa đỏ” đã hay là vậy. Nhưng để “Thời hoa đỏ” được công bố trên “Tạp chí Văn nghệ Quân Đội” năm 1978, thì cũng là một câu chuyện hay không kém. Thanh Tùng lại hồi ức rằng, ngày đó là những năm đầu sau chiến tranh, cả nước đang ăn bo bo và căng thẳng trong những tranh chấp biên giới, rồi câu chuyện nạn Kiều ra đi. Có một lần Phạm Ngọc Cảnh - nhà thơ kiêm biên tập viên thơ “Tạp chí Văn nghệ Quân Đội” - về Hải Phòng và đến nhậu ở nhà Thanh Tùng số 44 đường Nguyễn Đức Cảnh bên bờ sông Lấp. Trong lúc say sưa, Thanh Tùng đã đọc “Thời hoa đỏ” cho Phạm Ngọc Cảnh nghe. Phạm Ngọc Cảnh rất tâm đắc cùng nhiều bài thơ khác.
Lả tả mãi thì cũng tới lúc ra ga. Thanh Tùng tiễn Phạm Ngọc Cảnh ra ga, rồi trở về nhà. Lúc lâu sau, thấy Phạm Ngọc Cảnh trở lại khiến Thanh Tùng ngạc nhiên. Hóa ra, ở ga, sau khi suy ngẫm, Phạm Ngọc Cảnh đã quyết định quay về, mang “Thời hoa đỏ” lên Hà Nội để in vào “Tạp chí Văn nghệ Quân Đội”. Để có thể in được “Thời hoa đỏ” vào thời điểm ấy, Phạm Ngọc Cảnh đã phải đấu tranh thế nào, phải chịu đựng thế nào với xung quanh tòa soạn, điều ấy, Phạm Ngọc Cảnh không nói. Nhưng Thanh Tùng thì mãi hàm ơn cử chỉ đó.
Tôi bạn bè khắp nước, nhưng với Hải Phòng quê hương, hình như tôi với Thanh Tùng là “trên từng cây số” nhiều nhất. Nhất là khi ông làm công việc áp tải hàng từ Hải Phòng lên Hà Nội. Căn gác 60 Hàng Bông của tôi luôn là nơi trú ngụ của “nhà thơ áp tải” với những trận rượu xuyên đêm. Ở đó, cũng lại chứng kiến thêm bao vui buồn của đoạn hậu “Thời hoa đỏ”, để rồi vài năm sau nữa, giữa Đại hội Nhà văn Khóa IV, nhà văn cả nước chứng kiến Thanh Tùng tất tả rời Đại hội về tang lễ vợ - nhân vật “em” trong “Thời hoa đỏ” - ở Cái Dăm, Quảng Ninh. Có duyên ngộ gì đấy giữa tôi và ông, bởi vì Cái Dăm cũng là nơi tôi chia tay người yêu đầu tiên để đi vào mặt trận Quảng Trị: “Phía Cái Dăm heo hút ngàn mây/ than thì cháy buồn đau thì nhen lửa”. Bởi thế, càng qua thời gian, tôi và Thanh Tùng càng gắn bó hơn.
Tôi rất chia sẻ với Thanh Tùng khi ông quyết định rời Hải Phòng vào ngụ cư Sài Gòn. Ông nói: “Mình cố gắng chìm thêm vào những miền đất mới để có thêm thơ hay cho xứ sở này”. Và sau 20 năm, Thanh Tùng bước đầu thực hiện được ước mơ đó khi vừa cho ra đời tập thơ “Thời hoa đỏ và những bài thơ chọn lọc” do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành 11.2013. Trong ấn phẩm, bài thơ dài “Nhịp điệu Phương Nam” gồm 9 phần thơ chính là xương sống cho phần thơ của ông từ ngày xa Hải Phòng: “Thế là thơ có thêm chỗ trú/ Tôi tin có thể gõ cửa nửa đêm/ Uống rượu và khoác lác/ Tôi tin không phải trong mơ/ Bởi mỗi cánh cửa mở ra có trời riêng rất thực…”. Một Thanh Tùng vẫn khỏe khoắn, trai tráng trong vóc dáng một “thanh niên tóc trắng” ực hết một ly đầy như không. Thanh niên của “Thời hoa đỏ”.
Nguồn:
http://laodong.com.vn/van-hoa/gap-lai-thoi-hoa-do-174602.bld