Giao thông- nỗi khổ của người dân.
Càng ngày, cảnh bát nháo xe ô tô đậu đỗ vi phạm càng gia tăng. Không có chỗ đậu đỗ đúng quy định thì đành chấp nhận đậu đỗ sai quy định. Hiển nhiên là như vậy, bởi xe ô tô không thể không lăn bánh ra đường, người dân mua chỉ để cất trong gara.
Trong Sài Gòn, báo chí cũng đưa tin, giao thông hỗn loạn vì không có chỗ đỗ xe ô tô.
Nói vậy để thấy hết sự phức tạp của tình hình và khó khăn của những người có trách nhiệm giải quyết vẫn đề đậu đỗ xe hiện nay. Chưa kể nó còn là miếng mồi ngon cho tệ tiêu cực vặt vãnh nhộm nhoạm của nhà chức trách.
Nhưng khó khăn không có nghĩa là bỏ mặc. Chính quyền đô thị phải tìm cách giải cho được bài toán hóc búa ấy.
Việc đánh thuế cao ngất ngưởng, thu thêm những khoản lệ phí vượt quá khả năng chịu đựng của người dân chỉ để mong giảm bớt số lượng xe cộ lưu thông trên đường thiết nghĩ chỉ là biện pháp tiêu cực vì nó đi ngược lại quyền lợi của người tiêu dùng. Xe ô tô ra đời đã mấy trăm năm, là loại phương tiện đi lại phổ biến nhất trên khắp thế giới, thế mà lại chỉ lăm lăm nghĩ cách hạn chế người dân sử dụng rõ ràng là trái quy luật phát triển. Và nó bất hợp lý ở chỗ chính quyền đã đỗ trách nhiệm để xảy ra thiếu đường, thiếu bãi đỗ xe từ chỗ là của mình sang cho người dân.
Việc cần làm là phải mở thêm đường và mở thêm bãi đỗ xe. Việc này nhà nước không làm xuể thì gấp rút huy động dân mà cụ thể là các doanh nghiệp vào cuộc. Các nước bạn trong khu vực Đông Nam Á người ta đã làm rất tốt việc đó.
Tôi đọc trên mạng thấy một thông tin rất hay, ở Nhật Bản, chính quyền không cho đỗ xe ngoài đường, cũng không quy định bắt buộc chủ các tòa cao ốc phải xây dựng tầng hầm để xe. Tuy nhiên tự quyền lợi của họ đã khiến họ phải xây dựng rất nhiều chỗ để xe trong các tòa nhà.
Cần có cơ chế để làm sao có thật nhiều chỗ đỗ xe ra đời, đấy là trách nhiệm của chính quyền.
Việc tăng thu phí trông giữ xe như Hà Nội đã làm lên gấp mấy lần cũng chỉ để một số cá nhân trục lợi trên hạ tầng của nhà nước mà thôi.
Chịu khó quan sát một chút bạn sẽ thấy tất cả mọi chỗ thu tiền của nhà nước mọc ra đều có tiêu cực. Phần thu vào túi nhà nước chắc chắn nhỏ hơn vào túi cá nhân rất nhiều. Phà, cầu, đường, bãi trông giữ xe... đâu đâu cũng thế cả. Đề ra thu mà không quản lý được việc thu thì lẽ ra không nên thu. Doanh nghiệp kinh doanh họ làm như vậy cả, cái gì không quản lý được thì không nên làm.
Thu tiền dịch vụ công bỏ túi cá nhân, một việc tưởng nhỏ mà không nhỏ. Nó phản ánh bản chất của một nền quản lý tiểu nông, mạnh ai nấy kiếm. Ai cũng biết và mọi người đều mặc nhiên chấp nhận cái xấu, cái bất hợp lý.
Càng ngày, cảnh bát nháo xe ô tô đậu đỗ vi phạm càng gia tăng. Không có chỗ đậu đỗ đúng quy định thì đành chấp nhận đậu đỗ sai quy định. Hiển nhiên là như vậy, bởi xe ô tô không thể không lăn bánh ra đường, người dân mua chỉ để cất trong gara.
Trong Sài Gòn, báo chí cũng đưa tin, giao thông hỗn loạn vì không có chỗ đỗ xe ô tô.
Nói vậy để thấy hết sự phức tạp của tình hình và khó khăn của những người có trách nhiệm giải quyết vẫn đề đậu đỗ xe hiện nay. Chưa kể nó còn là miếng mồi ngon cho tệ tiêu cực vặt vãnh nhộm nhoạm của nhà chức trách.
Nhưng khó khăn không có nghĩa là bỏ mặc. Chính quyền đô thị phải tìm cách giải cho được bài toán hóc búa ấy.
Việc đánh thuế cao ngất ngưởng, thu thêm những khoản lệ phí vượt quá khả năng chịu đựng của người dân chỉ để mong giảm bớt số lượng xe cộ lưu thông trên đường thiết nghĩ chỉ là biện pháp tiêu cực vì nó đi ngược lại quyền lợi của người tiêu dùng. Xe ô tô ra đời đã mấy trăm năm, là loại phương tiện đi lại phổ biến nhất trên khắp thế giới, thế mà lại chỉ lăm lăm nghĩ cách hạn chế người dân sử dụng rõ ràng là trái quy luật phát triển. Và nó bất hợp lý ở chỗ chính quyền đã đỗ trách nhiệm để xảy ra thiếu đường, thiếu bãi đỗ xe từ chỗ là của mình sang cho người dân.
Việc cần làm là phải mở thêm đường và mở thêm bãi đỗ xe. Việc này nhà nước không làm xuể thì gấp rút huy động dân mà cụ thể là các doanh nghiệp vào cuộc. Các nước bạn trong khu vực Đông Nam Á người ta đã làm rất tốt việc đó.
Tôi đọc trên mạng thấy một thông tin rất hay, ở Nhật Bản, chính quyền không cho đỗ xe ngoài đường, cũng không quy định bắt buộc chủ các tòa cao ốc phải xây dựng tầng hầm để xe. Tuy nhiên tự quyền lợi của họ đã khiến họ phải xây dựng rất nhiều chỗ để xe trong các tòa nhà.
Cần có cơ chế để làm sao có thật nhiều chỗ đỗ xe ra đời, đấy là trách nhiệm của chính quyền.
Việc tăng thu phí trông giữ xe như Hà Nội đã làm lên gấp mấy lần cũng chỉ để một số cá nhân trục lợi trên hạ tầng của nhà nước mà thôi.
Chịu khó quan sát một chút bạn sẽ thấy tất cả mọi chỗ thu tiền của nhà nước mọc ra đều có tiêu cực. Phần thu vào túi nhà nước chắc chắn nhỏ hơn vào túi cá nhân rất nhiều. Phà, cầu, đường, bãi trông giữ xe... đâu đâu cũng thế cả. Đề ra thu mà không quản lý được việc thu thì lẽ ra không nên thu. Doanh nghiệp kinh doanh họ làm như vậy cả, cái gì không quản lý được thì không nên làm.
Thu tiền dịch vụ công bỏ túi cá nhân, một việc tưởng nhỏ mà không nhỏ. Nó phản ánh bản chất của một nền quản lý tiểu nông, mạnh ai nấy kiếm. Ai cũng biết và mọi người đều mặc nhiên chấp nhận cái xấu, cái bất hợp lý.
VĐT