25.4.16

Chuyện làng báo: Vụ án quán 'Xin Chào': Nữ phóng viên 'nổ phát súng đầu tiên' lên tiếng

Nữ nhà báo "nổ phát súng đầu tiên" trong vụ án quán phở - cà phê Xin Chào lên tiếng sau loạt bài gây chấn động dư luận.

Vụ án khởi tố chủ quán cà phê Xin Chào (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã khép lại. Cơ quan chức năng ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can Nguyễn Văn Tấn (50 tuổi) chủ quán Xin Chào, phục hồi các quyền lợi hợp pháp của bị can.

Đồng thời, những cá nhân ký quyết định khởi tố, phê chuẩn truy tố ông Tấn ra tòa đã bị cấp trên ra quyết định tạm đình chỉ công tác, chờ xử lý theo luật định.

Qua vụ án này, có thể nói công lý đã được thực thi, phần nào mang lại niềm tin cho công luận và người bị oan sai tin vào luật pháp.

Tuy nhiên ít người biết đến câu chuyện đằng sau đó. Phóng viên VTC News phỏng vấn nữ nhà báo Hàn Ni - người nổ phát súng đầu tiên cho loạt bài về vụ án gây chấn động, tác giả bài viết "Bán phở, chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày: Bị xử lý hình sự" (đăng ngày 19/4/2016).



- Đến thời điểm này, vụ án khởi tố chủ quán cà phê Xin Chào đã sáng tỏ, với tư cách phóng viên, người đầu tiên phát hiện, phản ánh vụ việc này, chị thấy thế nào?

22.4.16

Xếp lương Phóng viên, Biên tập viên theo 3 hạng

Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.



Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông và với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Thông tư phân hạng và mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Theo đó, chức danh Biên tập viên được chia thành 3 hạng: Biên tập viên hạng I Mã số: V.11.01.01; Biên tập viên hạng II Mã số: V.11.01.02; Biên tập viên hạng III Mã số: V.11.01.03.

Chức danh Phóng viên gồm 3 hạng: Phóng viên hạng I Mã số: V.11.02.04; Phóng viên hạng II Mã số: V.11.02.05; Phóng viên hạng III Mã số: V.11.02.06.

Chức danh Biên dịch viên gồm 3 hạng: Biên dịch viên hạng I Mã số: V.11.03.07; Biên dịch viên hạng II Mã số: V.11.03.08; Biên dịch viên hạng III Mã số: V.11.03.09.

Chức danh Đạo diễn truyền hình cũng gồm 3 hạng: Đạo diễn truyền hình hạng I Mã số: V.11.04.10; Đạo diễn truyền hình hạng II Mã số: V.11.04.11; Đạo diễn truyền hình hạng III Mã số: V.11.04.12.

21.4.16

Cây bút nhà: Lúa nếp cái hoa vàng VietGAP


Lúa nếp cái hoa vàng VietGAP

Hướng tới sản phẩm lúa nếp đạt chứng nhận VietGAP, nhóm cán bộ trường Đại học Hải Phòng vừa triển khai nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng.

Giống quý

“Nếp cái hoa vàng Hải Phòng” là giống bản địa, thuần Việt, có từ rất lâu đời, hiện nằm trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần được bảo tồn của nước ta.

Giống này hiện tập trung ở 3 xã liền kề thuộc huyện Tiên Lãng: Đại Thắng, Tiên Cường, Tự Cường. Trong đó, Tiên Cường và Tự Cường chỉ có khoảng 100 hộ trồng. Nếp cái hoa vàng ngon nhất và được trồng nhiều nhất tại xã Đại Thắng. Nơi đây có đồng ruộng bao la, bằng phẳng, được phù sa sông Văn Úc và sông Mía bồi đắp nên có một điều kiện thổ nhưỡng riêng, rất phù hợp cho giống nếp cái hoa vàng. Giống lúa này hạt mẩy, tròn, gạo dẻo và thơm. Vào vụ mùa, nhà nào ở Đại Thắng cũng cấy nếp cái hoa vàng.
Theo ông Lương Thanh Sắc, Chủ tịch UBND xã Đại Thắng, toàn xã hiện có hơn 1.000 hộ trồng trên 270ha lúa nếp cái hoa vàng (tương đương hơn 90% diện tích đất nông nghiệp của xã). Giống lúa đặc sản này cho giá trị kinh tế cao gấp đôi các giống nếp khác và gấp 4 lần lúa tẻ. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã giúp tạo ra nhiều giống lúa nếp mới với năng suất, chất lượng cao nhưng khó có giống nào vượt nếp cái hoa vàng về chất lượng.

14.4.16

Chuyện làng báo: Người dọa nhà báo "mua quan tài cho cả nhà": Gọi điện xin tha thứ!

Anh ta không bảo tôi đi mua quan tài cho cả nhà nữa. Anh ta nói: "Anh xin em hãy tha thứ cho anh! Anh nhận hết tội với Công an và cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng rồi. Anh đã hiểu ra sai lầm của mình rồi. Giờ thì chỉ có em mới cứu được anh thôi.


Trung tá Nguyễn Văn Dũng, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự trong một lần giao dịch chạy công chức.

Đây là lời khẩn cầu của "kẻ khủng bố" nhà báo Thu Trang (Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh) suốt nhiều ngày qua với nội dung: dọa giết và mua quan tài cho cả nhà ngay.

9.4.16

Chuyện nghề: Facebook cấm các nội dung được tài trợ quảng cáo quá mức


Facebook vừa thông qua một chính sách mới, theo đó cấm các nội dung có tính chất tiếp thị hay quảng cáo quá mức, và sẽ bắt đầu dỡ bỏ các bài đăng tải không tuân theo quy định mới này.

Theo chính sách mới, người dùng Facebook sẽ thấy nhãn “with” (cùng với) khi một thương hiệu chia sẻ nội dung.

Facebook định nghĩa các nội dung thương hiệu là bất cứ bài đăng nào có văn bản, hình ảnh hay video từ một công ty truyền thông, người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng, đề cập cụ thể hay có sự xuất hiện của sản phẩm, thương hiệu hay tài trợ của một bên thứ ba.

6.4.16

Cây bút nhà: Tháng Ba, một giấc mơ hoa

Tháng ba, mùa xuân đang vào độ chín, một thiên đường hoa tỏa ngát quanh ta. Chẳng có tháng nào trong năm mà có nhiều loài hoa cùng hẹn nhau nở tưng bừng đến vậy.

Nếu vẽ tháng ba, tôi sẽ chọn màu trắng làm màu chủ đạo. Đó là sắc màu tinh khôi vừa dịu dàng, vừa kiêu sa của những loài hoa riêng có của tháng ba: hoa bưởi, hoa chanh, hoa sưa, hoa trẩu… Đó là màu của mưa xuân phấp phới, màu của thành phố huyền ảo trong sương mỗi sớm chiều.


Tháng ba, mùa hoa sưa khoe sắc...

Tháng ba có mùi mật ngọt.Ấy là thứ mùi ngọt ngào say đắm của ngàn hoa. Đi giữa khu vườn tháng ba, ta thấy bầu không khí như sánh lại trong hương mật hoa, khiến lòng ngân lên một ước muốn: “Giá mà có thể cắt ra một góc không khí này, đóng gói lại để cất giữ quanh năm, cho mình luôn được hưởng hương tháng ba, hương mùa xuân, cho lòng lúc nào cũng tươi mới”.
 

Chuyện nghề: Triển lãm xe máy VN được bảo trợ bởi nhiều web xuất bản "chui"

Một bài viết quảng bá cho triển lãm xe máy Việt Nam xuất bản trái phép trên trang thông tin điện tử Xe đời sống - Ảnh chụp màn hình website

Quy tụ nhiều nhãn hàng lớn trên thế giới, nhưng triển lãm xe máy Việt Nam lần đầu tiên lại sử dụng hàng loạt các trang web xuất bản "chui" và không rõ nguồn gốc để bảo trợ thông tin, quảng bá và truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng trong nước.
Thị trường xe máy Việt Nam được đánh giá có quy mô lớn thứ 4 trên thế giới, với sự góp mặt của hầu hết các thương hiệu xe có tên tuổi. Tuy nhiên, sau hàng chục năm hình thành và phát triển, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối xe máy tại Việt Nam mới lần đầu tổ chức một triển lãm xe, dự kiến sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày mùng 7 đến 10/4.
Các thương hiệu là thành viên thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) gồm Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio, cùng 3 nhà phân phối mô tô phân phối lớn Benelli, Kawasaki và Ducati đã cùng chung tiền để mở triển lãm giới thiệu xe tới công chúng.

2.4.16

Cây bút nhà: CHUYỆN ĐÁI Ở THÀNH PHỐ



Bức ảnh cô gái đi trên chiếc xe ô tô biển số 12 tè giữa đường này đang gây bão trên mạng. Công bằng mà nói thì cũng rất khổ tâm cho cô ta. Nhà vệ sinh công cộng thì không có, chẳng lẽ lại tè ra sàn xe. Mà trên xe đâu chỉ có mình cô.
Thực ra nếu đầu tư nhà vệ sinh thì cũng không thể xuể. Trong tình huống khẩn cấp ấy chắc gì một người ngoại tỉnh đã tìm ra nhà vệ sinh công cộng. Âu chỉ có cách như các nước văn minh đã làm, ở ta Đà Nẵng cũng đã làm (không biết giờ còn duy trì được không?).
Đăng lại bài viết cũ viết cách đây một năm về đề tài nóng sốt này.

Cây bút nhà: ĐỒNG QUÊ MỚI LẠ



Một ngày mệt mỏi với phố phường đông đúc, người ta lại muốn về với đồng quê xanh mát cỏ cây, trời rộng trên đầu, ruộng đồng bao la trải dài... Một ngày như thế, bạn có thể thiết kế một tour “Du khảo đồng quê” của riêng mình, với lịch trình hoàn toàn theo ý thích. Đi đến những nơi có giống vật nuôi mới, lạ ở Hải Phòng là một ý tưởng không tồi. Bạn sẽ thấy một bức tranh cuộc sống thật khác với muôn màu, muôn vẻ…

Nơi đàn hươu sao nhảy nhót

Một ngày mùa xuân nắng ấm, chúng tôi theo tỉnh lộ 352 thẳng tiến về xã Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên. Đến nhà anh Bùi Văn Tám ở thôn Niêm Ngoại, chúng tôi thích thú ngắm những con hươu sao đang giương mắt ngơ ngác tròn xoe nhìn người lạ. Cái nắng mùa xuân như ngời lên trong khu vườn rộng của anh Tám, đây là vườn chuối cây san sát, kia là vườn xoan, vườn cỏ voi… Tất cả đều để làm thức ăn cho đàn hươu sao.

Đó là những con hươu được mang về từ núi rừng Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bình thường anh Tám duy trì đàn hơn 20 con, lúc cao điểm là 26 con, chủ yếu để bán nhung hươu và con giống. Anh nói: “Nuôi bọn này nhàn lắm, công chăn 10 con hươu sao chỉ bằng chăn 1 con bò! Chúng ăn đủ các thứ lá thập cẩm, nào là cỏ voi, lá mơ, lá sắn, xoan, bạch đàn, keo… và điều đặc biệt là chúng chơi cả ngày, đêm mới ăn”. Chỉ ăn cỏ lá mà con nào con nấy béo khỏe, mượt mà, phi qua hàng rào cao mấy mét cứ nhẹ tựa như bay.

14.1.16

“Vựa cá giống” Hội Am: Trăm năm một làng nghề

Làng nghề Hội Am (xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo) có nghề truyền thống rất đặc biệt: sản xuất cá giống. Làng nghề có truyền thống hàng trăm năm này vẫn rất năng động, ăn nên làm ra trong thời buổi kinh tế thị trường.

“Trời cho” buôn cá giống

Hội Am là vùng trũng có nhiều ao hồ. Từ đầu thế kỷ XX, người dân Hội Am đã thả một số loại cá bắt được ở sông và đồng, nuôi làm cá thịt. Hằng năm, đến mùa cá đẻ, nhiều người Hội Am chở thùng sơn đi khắp các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nam… để bắt cá đẻ trong tự nhiên, đưa về cho nở thành cá con, rồi ươm thành cá giống. Họ tuyển chọn loại cá thả được để nuôi thành cá thịt và loại bỏ các loại cá tạp. Trải qua quá trình làm nghề lâu dài, nhân dân Hội Am tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong ươm nuôi cá giống, nhất là xác định thời điểm cá đẻ và phân loại cá.

Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, khi các sông suối đầu nguồn đã bị chặn lại làm thuỷ điện, nguồn cá tự nhiên không còn. Cùng với nền khoa học ngày càng phát triển, từ năm 1982, một số loại cá truyền thống như các mè, cá trôi, cá trắm, cá chép, nhân dân Hội Am đã nuôi được cá đẻ. Ương nuôi được nhiều cá giống, các hộ nuôi ở Hội Am nảy ra ý muốn cung cấp cá giống cho nhiều địa phương khác, góp phần phát triển ngành thủy sản.



Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và người dân có nhiều kinh nghiệm, Hội Am hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để mở rộng nghề sản xuất cá giống. Ngoài các loài cá nước ngọt truyền thống, từ năm 2000 đến nay, nhân dân địa phương còn nhập nhiều giống cá mới ở các tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài. 

2.1.16

Loay hoay giữ nghề truyền thống

Làng Kinh Giao (xã Tân Tiến, huyện An Dương) nức tiếng ở Hải Phòng vì sản phẩm bánh đa sợi – nguyên liệu làm nên đặc sản “bánh đa cua” nổi tiếng của đất Cảng. Hiện nay, làng nghề đang vất vả để đứng vững.

Hương vị Hải Phòng

Kinh Giao bắt đầu có nghề làm bánh đa từ trên 65 năm nay. Hiện Kinh Giao có 118 hộ với trên 650 lao động chuyên làm bánh đa. Tổng vốn đầu tư sản xuất của các hộ trong làng khoảng 6 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ trong năm đạt khoảng 220 tấn.

Bánh đa Kinh Giao được làm hết sức cẩn thận, tỉ mỉ. Để có được những sợi bánh đa mềm, mỏng mà giòn, dai, vị đậm, trước hết, gạo được tuyển lựa rất kỹ. Chọn loại gạo có độ nở tốt, hạt trắng, mùi thơm tự nhiên rồi ngâm vào nước sạch. Sau khi xay thành bột nhuyễn thì đem hấp cho chín mềm. Về Kinh Giao, bất cứ ở đâu trong làng cũng sẽ gặp những lò hấp bột đang nghi ngút khói, tỏa mùi thơm thân thuộc của bột gạo.

Sau khi hấp chín, bánh được trải lên phên tre, phơi ra nắng. Người thợ phải canh sao cho bánh vừa “đủ nắng”, nếu thiếu nắng thì bánh chưa đủ độ ráo cần thiết, nếu quá nắng một chút là bánh bị khô và gãy. Sau khi phơi, bánh được ủ cho mềm, sau đó mới dùng máy cắt, thái thành sợi. 

14.12.15

Hướng đi đột phá cho du lịch Cát Bà

Du lịch quần đảo Cát Bà được xác định là có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Hải Phòng nói riêng và nước ta nói chung. Là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đồng thời là Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt, Cát Bà hội đủ những yếu tố để trở thành một trung tâm du lịch của quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Cát Bà hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hải Phòng đang nỗ lực tìm ra hướng đi đột phá, giúp phát triển mạnh mẽ du lịch nơi đây.
Định vị lại
Để du lịch Cát Bà phát triển, theo TS. Phạm Từ - Phó Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trước hết, du lịch Cát Bà phải “định vị lại” chính mình. Khi đã hiểu rõ mình ở đâu trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế thì Cát Bà mới tìm ra hướng đi phù hợp, phát huy được những giá trị riêng.

 
Việc định vị lại này bao gồm cả việc nhìn nhận lại vị trí của Cát Bà trong mối quan hệ với Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long liền kề. Theo TS. Phạm Từ, lâu nay, trong tuyên truyền du lịch, chúng ta cứ “gá kèm” Cát Bà với Hạ Long, để Hạ Long “phủ bóng”, “che lấp” lên Cát Bà. Các hãng lữ hành gần như chỉ có tour Hạ Long – Cát Bà chứ chưa có tua ghép Cát Bà – Hạ Long. Nếu đặt mình ở vị trí là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới, Cát Bà có một vị thế khác, hoàn toàn có thể trở thành một điểm du lịch riêng.

4.12.15

Mơ ước “chuẩn hóa” tiếng Hải Phòng

Dù có đi đến chân trời góc bể, người Hải Phòng vẫn nhận ra nhau bởi giọng nói… không lẫn vào đâu được. Với địa hình đa dạng từ vùng núi, đồng bằng đến miền biển đảo, là nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư, Hải Phòng có sự phong phú trong cách phát âm và lời ăn tiếng nói của người dân. Bên cạnh những vẻ đẹp riêng, tiếng Hải Phòng còn có những điều chưa đẹp, rất cần được quan tâm…

Tiếng Hải Phòng – Bức tranh đầy bản sắc…

Nhóm cán bộ khoa Văn (Đại học Hải Phòng) từng thực hiện một nghiên cứu công phu về tiếng Hải Phòng. Đây là công trình đầu tiên khảo sát, xác định diện mạo tiếng nói của cư dân thành phố Cảng. Nhóm nghiên cứu đã mất nhiều năm trời để thu thập, khảo sát tiếng nói của cư dân rất nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương.

TS. Nguyễn Thị Năm – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, Hải Phòng có lớp từ địa phương hết sức phong phú. Chúng tôi đã ghi nhận được gần 500 từ địa phương, trong đó có những từ đơn đầy hàm súc và bí ẩn. Thật khó để tìm hiểu cho được tại sao người Hải Phòng nói “mặt rỗ” là “min”, “cái cửa sổ” là “hỏm”, hay “cái ấm tích” là “phình”…

Hay những từ địa phương rất mộc mạc, dân dã nhưng hết sức thú vị như “anh em cọc chèo”, “anh em đứng nắng”, “anh em húc đống rơm” (chỉ anh em rể), “cửa đại hội” (cửa ra vào), “thúng chợ giá” (thúng cái)…

Hải Phòng có nhiều nghề truyền thống hàng trăm năm, như nghề trồng thuốc lào, nuôi trâu chọi, đúc, làm nước mắm… Mỗi nghề lại có một “hệ” từ nghề nghiệp rất riêng, không lai tạp, chứa đầy bản sắc văn hóa của cả một vùng đất, vùng dân cư. Do tính chất sản xuất theo lối “cha truyền con nối” từ nhiều đời, hệ từ nghề nghiệp Hải Phòng có nhiều từ cổ và riêng biệt. Ví dụ, gọi trâu là “ông trâu” thì chỉ có ở nghề nuôi trâu chọi Đồ Sơn vì đây là trâu thờ, phải kiêng cữ đủ thứ. Hay từ “ống đậu” (rót gang chảy theo máng) trong nghề đúc…



1.12.15

Thêm một giáo viên lâm nạn vì Facebook

Hôm nay, ngày 1.12, Sở Nội vụ TP.Cần Thơ và các ban ngành sẽ có cuộc họp với Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, về việc 1 cán bộ trường lên Facebook “nói xấu” trường.




Cả trường “xúm lại” đòi cho nghỉ việc

Trước đó, ngày 21.11, ông Doãn Minh Đăng, nhân viên Phòng Đào tạo của Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, đã đưa lên Facebook cá nhân một số bức xúc của mình trong quá trình công tác. Ông kèm theo đó là một số thông tin công khai về hoạt động của trường. Và ông đã gặp rắc rối.

Ngày 23.11, Hiệu trưởng Dương Thái Công phát biểu trong buổi chào cờ đầu tuần, yêu cầu các đơn vị và tổ chức trong trường lên tiếng về việc ông Đăng đưa thông tin lên internet.
Ngày 30.11, Hiệu phó của trường là ông Trương Minh Nhật Quang, đã làm việc với Phòng Đào tạo để họp kiểm điểm đối ông Đăng. Nhưng do chưa có văn bản chỉ đạo chính thức của Hiệu trưởng, nên Phòng Đào tạo đề nghị chờ, vì thế cuộc họp được hoãn lại.


25.11.15

Thông điệp quảng cáo nào được ưu chuộng dịp tết?

Theo nghiên cứu của Nielsen, các thương hiệu “mang lại cảm giác chia sẻ” trong các thông điệp quảng cáo thường sẽ có kết quả kinh doanh khả quan nhiều hơn vì đây chính là thông điệp tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất trong giai đoạn Tết.


Ảnh minh họa.

Dịp Tết Nguyên đán 2016 sẽ diễn ra vào đầu tháng 2/2016, đi cùng với đó là những mong đợi cho một mùa kinh doanh nhộn nhịp nhất vào mùa lễ hội lớn nhất tại Việt Nam. Đối với nhiều doanh nghiệp, mùa Tết là dịp đặc biệt quan trọng để ghi dấu nhãn hiệu của mình trong tâm trí khách hàng đồng thời cũng là dịp để tăng doanh thu cho ngành hàng.
Nhiều ngành hàng tiêu dùng nhanh có khả năng đạt được mức doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian này. Ví dụ, ngành hàng bánh quy có cơ hội tăng doanh số đến hơn 49% trong dịp này, một con số đầy sức thu hút đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.