15.8.14

99,9% thì còn thi làm đéo gì nữa!!!

Vũ Đức Tâm, Ad

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (họ nhà mình, hi, hi...) nêu vấn đề 'chỉ tổ chức một kỳ thi...'. Tuy nhiên đến giờ, cuộc tranh luận nên bỏ kỳ thi nào, tốt nghiệp hay tuyển sinh đại học, vẫn chưa ngã ngũ. Bắt chước theo các nước có nền giáo dục phát triển thì nên bỏ thi đại học (họ thường để các trường tự tuyển sinh). Nhưng cũng có ý kiến trái ngược, nền giáo dục nước ta đến nay thực sự còn được mỗi kỳ thi đại học là có vẻ nghiêm túc. Có cái tốt nhất mà lại định bỏ đi thì... thần kinh có vấn đề à? Gần đây nhất, giáo sư danh tiếng Ngô Bảo Châu đã nêu quan điểm, 'không bỏ thi đại học'. Quan điểm của Ad (vô tình, hi, hi...), trùng với giáo sư Châu!
Nhân nói chuyện thi cử xin đăng lại bài viết của Ad đã đăng trên một trang khác cách đây 2 năm nhưng xem ra đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

                                                       Nữ sinh trung học. Ảnh: Internet



CHẮC CHẮN LÀ KHÔNG THỰC CHẤT
Các địa phương dồn dập báo tin vui, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay thành công tốt đẹp. Một loạt các tỉnh, thành phố con số tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đẹp như tranh, đạt xấp xỉ 99,9%. Rất nhiều trường đỗ trọn 100%. Tính chung cả nước tỉ lệ này chính xác là 99% (trừ khối trường bổ túc).
Như vậy có thể khẳng định ngành giáo dục nước nhà dạy dỗ rất tuyệt. Con em chúng ta học hành rất khá. Phụ huynh và xã hội có thể hoàn toàn yên tâm. Vì thế không cần phải gửi con em ra nước ngoài ăn học làm gì.

LIỆU CÓ ĐÚNG THẾ KHÔNG?
Ấy thế mà, ông bạn tôi trong ngành giáo dục hẳn hoi lại phát ngôn phá đám quá: "Đỗ 99,9%, một nghìn đứa đánh trượt một đứa thì còn thi làm đéo gì nữa cho nó tốn tiền". Rồi anh bô bô, "tôi nói thật với ông, nhiều đứa đéo biết gì đâu, cũng đỗ tuốt".
Tôi cự lại, 'đéo biết gì' đỗ thì cũng có sao! Tôi nghĩ, thì chẳng qua cũng là cái thủ tục thôi mà. Nó học xong thì cho nó cái bằng, để nó ra trường, nó đi làm thì chết ai. Cái bằng cấp 3 xóa mù chữ thì "làm cái đéo gì mà ảnh hưởng đến hòa bình thế giới". Có bắt nó học lại năm nữa đã chắc gì nó biết thêm chữ nào.

QUAN TRỌNG HÓA
Ông bạn vẫn không chịu. "Nhưng mà các bố cứ quan trọng hóa. Ban bố quy chế thế này thế kia. Kiểm tra thanh tra hùng hùng hổ hổ. Thực ra thì ở chỗ đéo nào mà chẳng như Đồi Ngô, Bắc Giang. Chẳng phao thi, chẳng quay cóp tùm lum. Ông không tin, ông về xem con cháu nhà ông có đứa nào nó vừa mới đi thi về ông hỏi nó xem có đúng thế không? Chẳng qua ở Đồi Ngô có cái thằng dỗi hơi nó bới ra, các ông mới ra vẻ kinh thiên động địa thế thôi. Bây giờ lại còn đuổi 6 giáo viên nữa chứ. Phận giáo viên quèn đã khổ bỏ mẹ. Lại còn bị đem ra làm trò cười cho các bố".

BỎ ĐI LÀ HƠN?
Ông này đề xuất, 'bỏ mẹ nó đi là tốt nhất, 99,9%, đằng đéo nào thì chúng nó chẳng đỗ. Thi cử tốn cả tiền, mệt cả người. Giờ lại còn thịt nhau. Lại còn làm vờ làm vịt. Giả tạo. Phản giáo dục'.
Nền giáo dục cũng là một tấm gương phản chiếu xã hội, phản chiếu đất nước. Đây là vấn đề hệ trọng, không nên xem nhẹ. Càng không thể à uôm, làm cốt chỉ để cho có một cách hình thức.
Chắc chắn là không phải nói bỏ là bỏ ngay được. Cả thế giới người ta đều 'đã học thì phải thi'. Chẳng lẽ mình cứ thấy khó là bỏ.
Vậy phải làm sao đây ngành giáo dục ôi?
Không nhẽ cứ giả vờ tổ chức thi cử quan trọng hóa. Cứ đỗ 'như thật', 'như đúng rồi' - 99,9%! Cứ đánh lừa xã hội mãi hay sao?