14.12.15

Hướng đi đột phá cho du lịch Cát Bà

Du lịch quần đảo Cát Bà được xác định là có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Hải Phòng nói riêng và nước ta nói chung. Là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đồng thời là Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt, Cát Bà hội đủ những yếu tố để trở thành một trung tâm du lịch của quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Cát Bà hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hải Phòng đang nỗ lực tìm ra hướng đi đột phá, giúp phát triển mạnh mẽ du lịch nơi đây.
Định vị lại
Để du lịch Cát Bà phát triển, theo TS. Phạm Từ - Phó Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trước hết, du lịch Cát Bà phải “định vị lại” chính mình. Khi đã hiểu rõ mình ở đâu trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế thì Cát Bà mới tìm ra hướng đi phù hợp, phát huy được những giá trị riêng.

 
Việc định vị lại này bao gồm cả việc nhìn nhận lại vị trí của Cát Bà trong mối quan hệ với Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long liền kề. Theo TS. Phạm Từ, lâu nay, trong tuyên truyền du lịch, chúng ta cứ “gá kèm” Cát Bà với Hạ Long, để Hạ Long “phủ bóng”, “che lấp” lên Cát Bà. Các hãng lữ hành gần như chỉ có tour Hạ Long – Cát Bà chứ chưa có tua ghép Cát Bà – Hạ Long. Nếu đặt mình ở vị trí là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới, Cát Bà có một vị thế khác, hoàn toàn có thể trở thành một điểm du lịch riêng.

4.12.15

Mơ ước “chuẩn hóa” tiếng Hải Phòng

Dù có đi đến chân trời góc bể, người Hải Phòng vẫn nhận ra nhau bởi giọng nói… không lẫn vào đâu được. Với địa hình đa dạng từ vùng núi, đồng bằng đến miền biển đảo, là nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư, Hải Phòng có sự phong phú trong cách phát âm và lời ăn tiếng nói của người dân. Bên cạnh những vẻ đẹp riêng, tiếng Hải Phòng còn có những điều chưa đẹp, rất cần được quan tâm…

Tiếng Hải Phòng – Bức tranh đầy bản sắc…

Nhóm cán bộ khoa Văn (Đại học Hải Phòng) từng thực hiện một nghiên cứu công phu về tiếng Hải Phòng. Đây là công trình đầu tiên khảo sát, xác định diện mạo tiếng nói của cư dân thành phố Cảng. Nhóm nghiên cứu đã mất nhiều năm trời để thu thập, khảo sát tiếng nói của cư dân rất nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương.

TS. Nguyễn Thị Năm – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, Hải Phòng có lớp từ địa phương hết sức phong phú. Chúng tôi đã ghi nhận được gần 500 từ địa phương, trong đó có những từ đơn đầy hàm súc và bí ẩn. Thật khó để tìm hiểu cho được tại sao người Hải Phòng nói “mặt rỗ” là “min”, “cái cửa sổ” là “hỏm”, hay “cái ấm tích” là “phình”…

Hay những từ địa phương rất mộc mạc, dân dã nhưng hết sức thú vị như “anh em cọc chèo”, “anh em đứng nắng”, “anh em húc đống rơm” (chỉ anh em rể), “cửa đại hội” (cửa ra vào), “thúng chợ giá” (thúng cái)…

Hải Phòng có nhiều nghề truyền thống hàng trăm năm, như nghề trồng thuốc lào, nuôi trâu chọi, đúc, làm nước mắm… Mỗi nghề lại có một “hệ” từ nghề nghiệp rất riêng, không lai tạp, chứa đầy bản sắc văn hóa của cả một vùng đất, vùng dân cư. Do tính chất sản xuất theo lối “cha truyền con nối” từ nhiều đời, hệ từ nghề nghiệp Hải Phòng có nhiều từ cổ và riêng biệt. Ví dụ, gọi trâu là “ông trâu” thì chỉ có ở nghề nuôi trâu chọi Đồ Sơn vì đây là trâu thờ, phải kiêng cữ đủ thứ. Hay từ “ống đậu” (rót gang chảy theo máng) trong nghề đúc…



1.12.15

Thêm một giáo viên lâm nạn vì Facebook

Hôm nay, ngày 1.12, Sở Nội vụ TP.Cần Thơ và các ban ngành sẽ có cuộc họp với Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, về việc 1 cán bộ trường lên Facebook “nói xấu” trường.




Cả trường “xúm lại” đòi cho nghỉ việc

Trước đó, ngày 21.11, ông Doãn Minh Đăng, nhân viên Phòng Đào tạo của Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, đã đưa lên Facebook cá nhân một số bức xúc của mình trong quá trình công tác. Ông kèm theo đó là một số thông tin công khai về hoạt động của trường. Và ông đã gặp rắc rối.

Ngày 23.11, Hiệu trưởng Dương Thái Công phát biểu trong buổi chào cờ đầu tuần, yêu cầu các đơn vị và tổ chức trong trường lên tiếng về việc ông Đăng đưa thông tin lên internet.
Ngày 30.11, Hiệu phó của trường là ông Trương Minh Nhật Quang, đã làm việc với Phòng Đào tạo để họp kiểm điểm đối ông Đăng. Nhưng do chưa có văn bản chỉ đạo chính thức của Hiệu trưởng, nên Phòng Đào tạo đề nghị chờ, vì thế cuộc họp được hoãn lại.


25.11.15

Thông điệp quảng cáo nào được ưu chuộng dịp tết?

Theo nghiên cứu của Nielsen, các thương hiệu “mang lại cảm giác chia sẻ” trong các thông điệp quảng cáo thường sẽ có kết quả kinh doanh khả quan nhiều hơn vì đây chính là thông điệp tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất trong giai đoạn Tết.


Ảnh minh họa.

Dịp Tết Nguyên đán 2016 sẽ diễn ra vào đầu tháng 2/2016, đi cùng với đó là những mong đợi cho một mùa kinh doanh nhộn nhịp nhất vào mùa lễ hội lớn nhất tại Việt Nam. Đối với nhiều doanh nghiệp, mùa Tết là dịp đặc biệt quan trọng để ghi dấu nhãn hiệu của mình trong tâm trí khách hàng đồng thời cũng là dịp để tăng doanh thu cho ngành hàng.
Nhiều ngành hàng tiêu dùng nhanh có khả năng đạt được mức doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian này. Ví dụ, ngành hàng bánh quy có cơ hội tăng doanh số đến hơn 49% trong dịp này, một con số đầy sức thu hút đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cần xây dựng một cộng đồng chung cho mạng xã hội VN

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn khẳng định không thể ngăn cản, ngăn chặn mạng xã hội mà cần phải làm cho mạng xã hội phát triển tốt nhất vì sự nghiệp chung. Trách nhiệm của cơ quan quản lý và các nhà mạng là làm thế nào để mạng xã hội Việt nam xây dựng được một cộng đồng của mình, giống như mô hình của Singapore.

"Nhiệm vụ này khó có thể hoàn thành trong ngày một, ngày hai, nhưng chúng ta cần hướng tới mục tiêu lâu dài", Thứ trưởng chia sẻ quan điểm tại Hội nghị Giao ban Truyền thông xã hội lần thứ 5, diễn ra sáng nay, 25/11, tại Bộ TT&TT.
Hội nghị do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn và Phan Tâm đồng chủ trì, ngoài ra còn có đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Hiệp hội Internet Việt Nam, Hiệp hội Truyền thông số Việt Nam... cùng nhiều doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, mạng xã hội.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, trong 6 tháng qua, các mạng xã hội và trang tin điện tử trong nước đã làm được rất nhiều việc, tuy nhiên, vẫn cần đánh giá lại những gì được, chưa được để từ đó dự báo tình hình 6 tháng tới, sao cho hoạt động của các mạng xã hội đạt kết quả tốt nhất. Đặc biệt, thời gian tới, đất nước có rất nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng, có thể khiến mạng xã hội “nóng” lên, như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (trung tuần tháng 1/2016), bầu cử Quốc hội (22/5/2016)...
Về phần mình, Thứ trưởng Phan Tâm mong muốn các doanh nghiệp vận hành trang thông tin điện tử, mạng xã hội hiểu rõ hơn trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, hiểu được mình cần phải làm gì và có thể làm thế nào "để thúc đẩy hoạt động truyền thông xã hội phát triển tốt, đúng pháp luật, đem lại lợi ích thiết thực nhất cho cộng đồng”.


Thứ trưởng Trương Minh Tuấn và Thứ trưởng Phan Tâm đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh: T.C

24.11.15

Nhà báo đóng vai trò dẫn dắt thông tin mạng xã hội

"Dù bất kỳ với tư cách gì mà anh đưa thông tin cấm thì anh đều vi phạm pháp luật. Những tin, tài liệu thuộc danh mục mật Nhà nước, một Facebooker hoặc một nhà báo mà đưa tin đó thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau".

Đó là trả lời của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trước câu hỏi của phóng viên Infonet về cách ứng xử trước "dòng chảy" thông tin trên báo chí và mạng xã hội hiện nay.

Infonet: Với trọng trách quản lý nhà nước về thông tin báo chí, ông có cảm thấy ngợp trước một mặt trận thông tin đa chiều như hiện nay? Ngoài lượng thông tin trên các ấn phẩm báo chí chính danh, có thể gọi mặt kêu tên thì còn có một khối lượng thông tin khổng lồ trên mạng xã hội, mà có vẻ như dòng thác thông tin trên mạng xã hội đang lôi cuốn người đọc ngày càng mạnh mẽ?

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Việt Nam là một trong những nước khu vực châu Á có tốc độ phát triển Internet nhanh. Môi trường Internet mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, nhất là thông tin. Đây cũng là xu hướng tất yếu của ngành truyền thông. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà Internet mang lại thì các nguy cơ và tác động tiêu cực từ Internet hiện hữu và rất đa dạng. Những nhóm vấn đề chung của thông tin trên Internet đã được thống kê là vi phạm bản quyền, xâm phạm đời tư, phỉ báng gây tổn hại danh dự cá nhân, quảng cáo trá hình, ngụy tạo hình ảnh, đính chính và siêu liên kết với các mạng ngoài.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh MIC

Nguy cơ gián điệp mạng đã trở nên phức tạp, nguy hiểm. Tấn công làm tê liệt hoặc chiếm quyền kiểm soát các trang web là rất nghiêm trọng. Chúng ta cũng thấy hiển hiện nguy cơ sử dụng môi trường Internet để phát tán những thông tin bịa đặt, thông tin không được kiểm chứng, không có nguồn gốc đáng tin cậy nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, thương hiệu; gieo rắc tư tưởng, tổ chức các hoạt động khủng bố, phá hoại. Điều đáng tiếc là các thông tin này nhiều khi lại được đọc, chia sẻ và lan truyền, gây nên các hiệu ứng và hậu quả không tốt trong xã hội.

21.11.15

Cát Bà mùa chim di cư



Khi những cơn gió heo may bắt đầu thổi, khi hơi lạnh khẽ khàng len khắp vùng rừng ngập mặn mỗi sáng sớm và chiều muộn, ngày ngắn dần và nắng cứ nhạt mãi đi, đó là lúc mùa chim di cư bắt đầu.


Hò hẹn với… chim

Với sự đa dạng về địa hình và sinh cảnh, vừa có rừng trên núi đá vôi vừa có rừng ngập mặn, Cát Bà có tới 160 loài chim sinh sống và là một trong những nơi ngắm chim lý tưởng nhất miền Bắc.

Ta có thể gặp và quan sát được chim ở khắp nơi trên đảo Cát Bà. Các loài chim nước thường gặp như choắt bụng trắng, chim lặn, mòng két, te vàng, vịt trời, gà nước, rẽ giun thường, kịch, cuốc ngực trắng, gà lôi nước... Hay các loài chuyên bắt cá như bói cá nhỏ, bồng chanh, sả đầu nâu, sả khoang cổ… Đi dọc các đầm lầy, bãi bồi, rừng ngập mặn, có thể gặp những loài chim quý như ó biển. Khi khám phá rừng trên núi đá vôi sẽ gặp những loài chim đặc trưng như khướu, sáo, đớp ruồi… Và tiếp tục đi sâu vào các khu rừng nguyên sinh trên núi đá vôi có nhiều cây cổ thụ, có thể gặp những loài chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như chim hồng hoàng, cao cát bụng trắng - những con chim với kích thước lớn (chiều dài hàng mét), màu sắc lạ mắt, được ví là “đẹp như trong huyền thoại”.

Căn bệnh tụt hậu



Thực trạng

Trong bài báo "Giật mình với thu nhập của người Việt Nam so với khu vực" đăng trên báo Người Lao động (http://nld.com.vn/cong-doan/giat-minh-voi-thu-nhap-cua-nguoi-viet-nam-so-voi-khu-vuc-2012033107222749.htm) đưa ra những con số thật đúng là... giật mình:

"Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore."

Khoảng thời gian mà bài báo đăng tải đến nay cũng đã hai năm nhưng chắc là với khoảng cách tụt hậu tính bằng nhiều thập kỷ như ở trên thì cũng chưa thay đổi bao nhiêu.

Bài báo còn cho biết thêm:

"Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.

Yêu quê hương... từ xa



Ấp ủ một nỗi niềm về đất nước, định viết ngay nhưng đúng dịp Quốc khánh thấy không phù hợp cho lắm nên đành lui lại. Hôm nay tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần viết luôn không trôi đi mất.

Chuyện thứ nhất

Tôi quen biết một bạn trẻ trong giới start-up. Thực sự anh ấy là một tài năng. Do là chỗ tin tưởng nên tôi được nghe anh tâm sự một bí mật của mình. Anh nói: Ở Việt Nam hiện nay, do đặc thù chính trị nên hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, công nghệ bị kiểm soát rất ngặt nghèo, thủ tục hành chính không ít phiền hà. Thế nên vừa rồi anh quyết định thuê tư vấn thành lập một công ty ở Singapore hoạt động trên lĩnh vực truyền thông. Việc mở một công ty ở bên đó hết sức đơn giản, dù là người Sing hay ngoại quốc, phí tổn cũng chưa tới 100 triệu đồng. Sau đó từ địa chỉ bên Sing, công ty anh sẽ ký hợp đồng với các đối tác, bạn hàng ở Việt Nam, hoạt động không khác gì một doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ có điều, công ty đó sẽ tránh được tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng trong nước (vì không có địa chỉ ở Việt Nam, không mở văn phòng, chi nhánh). Còn phía Sing thì có lẽ chẳng bao giờ họ thanh tra, kiểm tra cả, bởi thông thường tất cả đều sẽ được giải quyết tại tòa án một khi có đơn kiện.

1.8.15

Độc đáo phố cổ Hải Phòng



Chợ Tam Bạc nhuốm màu vàng cổ xưa

Nhắc đến những khu phố cổ, người ta thường quen thuộc với những dãy nhà cũ phủ đầy rêu phong của Hà Nội hay những góc phố đèn lồng treo cao của Hội An… Song ít ai biết rằng Hải Phòng cũng là địa danh gắn liền với những con phố cổ. Mỗi góc phố không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn ghi dấu nhiều nét đẹp văn hóa của người dân đất Cảng. Những khu phố như Tam Bạc, Lý Thường Kiệt, Cầu Đất… hiện vẫn lưu giữ nhiều nét không gian kiến trúc cổ kính, thể hiện qua những tòa nhà, biệt thự hàng trăm năm tuổi.

Đi dọc những con đường thân thuộc, chúng tôi ghé thăm Cầu Đất - nơi đã từ lâu được mệnh danh là khu phố “của đổ về” trên đất An Biên xưa. Sở dĩ mệnh danh vậy bởi trước đây Cầu Đất được coi là phố giàu có bậc nhất của Hải Phòng với biết bao nghề thủ công nổi tiếng từ thời Pháp thuộc như giày da, bật bông, bánh kẹo, tiệm ăn, tạp hóa, chụp ảnh, vàng bạc…

Xen lẫn với sự phát triển của một khu phố thương mại, nơi đây còn để lại nét ấn tượng độc đáo khi được coi là khu phố bánh kẹo cổ truyền của người Hải Phòng, tương tự như phố Hàng Đường của Hà Nội.

25.6.15

Nơi tình yêu dành cho… thú cưng



Các em bé thích thú đùa nghịch với mèo

Khép mình khiêm tốn trong khu đô thị Ngã 5 - sân bay Cát Bi, quán café Hachiko luôn được nhiều bạn trẻ ưa thích vì nơi đây giống như“thiên đường” dành cho thú cưng. Đến Hachiko, ngoài việc thưởng thức những món đồ uống sáng tạo và vui đùa với những chú cún, chú mèo dễ thương, bạn còn được học hỏi về cách chăm sóc hay sắm sửa những vật dụng đáng yêu cho thú cưng như quần áo, thức ăn, phụ kiện làm đẹp, đồ chơi, thậm chí là cả dịch vụ spa, cắt tỉa lông…

Thưởng thức cafe… ngắm thú cưng

Hachiko được biết đến bởi phong cách kinh doanh khá mới lạ: phục vụ đồ uống kèm dịch vụ dành cho thú cưng. Cách kinh doanh này đã thu hút nhiều người, nhất là giới trẻ yêu chó, mèo. Họ đến quán bởi vừa được thư thái, thưởng thức café cùng bạn bè, vừa có không gian ngắm nhìn thú cưng của mình chạy nhảy, đùa nghịch đồ chơi. Khá là thú vị khi bạn có thể thỏa thích vui đùa với những chú cún, chú mèo xinh xắn, nghịch ngợm mà hiếm quán café nào ở Hải Phòng có. Chủ quán Hachiko là chàng trai trẻ Nguyễn Tùng Sơn, sinh năm 1987 nhưng đã có kha khá kinh nghiệm kinh doanh và đặc biệt là tình yêu vô tận dành cho những chú cún. Tuy mở quán chưa lâu nhưng ý tưởng kinh doanh của Sơn đã được nhiều bạn trẻ ủng hộ khi quán café của anh lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Đông khách vậy nhưng mục đích chủ yếu của anh chàng này không chỉ là lợi nhuận mà Sơn luôn mong muốn tạo một địa chỉ thân quen để những bạn trẻ yêu chó - mèo có thể trò chuyện, chia sẻ về thú cưng của mình.


20.6.15

Ký ức về những nhân vật của tôi


Không có khái niệm cụ thể nào về nghề báo, không có tiêu chuẩn nào đối với nhà báo. Họ đến với nghề đơn giản vì đam mê được trải nghiệm và được viết. Đối với tôi, nghề báo cũng là một nghề như bao nghề khác, dùng trí óc và sức sáng tạo của mình để tạo ra sản phẩm. Ngoài sáng tạo, người làm báo đôi khi cần có một tâm hồn nghệ sĩ để nhận ra cái đẹp của đời thường - bình dị, sâu lắng.

Khác với nhà văn nhìn đời, nhìn người bằng con mắt lãng mạn thì nhà báo nhìn đời rất thật, có khi thật đến chát đắng. Trong văn học, nhân vật được tác giả dùng các thủ pháp nghệ thuật để xây dựng hình ảnh, đôi khi tính cách, số phận của họ là tổng hòa của nhiều số phận khác nhau, đại diện cho một tầng lớp xã hội nào đó.

26.5.15

Gió mát từ tay mẹ


Mỗi đêm hè, nằm phòng có điều hòa mát rượi, nhìn con đang ngủ ngon, tôi thường thao thức nhớ thương mẹ. Ngày chúng tôi còn bé, suốt những mùa hè, đêm nào mẹ tôi cũng phải quạt cho chúng tôi ngủ. Ngày đó, quê tôi chưa có điện. Trong nhà luôn có mấy chiếc quạt lá cọ mà bố tôi hì hục leo lên đồi cọ chặt mấy cành “mặt trời xanh” be bé mang về cắt làm quạt.

Mẹ tôi đi làm quần quật cả ngày ngoài ruộng vườn, trên nương, tối đến lại cơm nước, lợn gà… Đến khi được ngả lưng xuống giường đi ngủ, chắc mẹ mệt lắm. Nhiều đêm nóng quá, nằm mãi chưa ngủ được, tôi thấy mẹ cứ cầm quạt phe phẩy được vài cái thì quạt lại tự động rơi đánh “cạch” xuống giường. Biết mẹ mệt ngủ thiếp đi, tôi với lấy quạt, cố sức quạt cho thật rộng để ba mẹ con cùng mát. Nhưng chỉ được vài cái là tay tôi mỏi rã rời, không thể quạt tiếp được nữa. Mẹ chợt tỉnh, lại cầm quạt, quạt thật lực cho chúng tôi mát. Có lúc mẹ ngủ rồi mà tay vẫn quạt khe khẽ mãi.

23.5.15

Nơi chắp cánh ước mơ

                        Hồng Thương và các bạn trong một tiết mục dạy khiêu vũ

“Em mong ước sẽ mở một cửa hàng nhỏ làm nail của riêng mình”, “Em hi vọng có việc làm ổn định để 4 anh em được sống quây quần bên nhau”…, đó là những ước mơ rất đỗi giản dị của những bạn trẻ đang sinh hoạt trong CLB Khát vọng thành công của quận Ngô Quyền. Mỗi người có một câu chuyện buồn, một tuổi thơ không mấy tốt đẹp nhưng giữa họ có sự đồng điệu về tâm hồn. Họ sát cánh bên nhau, cùng nhau mơ về một tương lai tươi sáng mà ở đó họ là những con người có khả năng làm chủ cuộc sống của chính mình…

Gieo “hạt giống” ước mơ

Mỗi buổi chiều thứ 3 và thứ 5, sân vận động Máy Tơ, quận Ngô Quyền, lại rộn ràng tiếng cười đùa, nói chuyện vui vẻ của những bạn trẻ đủ mọi lứa tuổi. Gạt bỏ gánh nặng “cơm áo gạo tiền”, họ về đây để được sẻ chia, được thấu hiểu và thấy mình được yêu thương. Anh Nguyễn Chí Hùng - Trưởng dự án cho biết: CLB Khát vọng thành công là một phần của dự án Sinh kế thanh thiếu niên, nằm trong chương trình phát triển vùng của tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI). Mục tiêu của dự án là tăng cường thu nhập bền vững và ổn định cuộc sống cho thanh thiếu niên thông qua các hoạt động: trang bị kĩ năng sống, đào tạo nghề và tạo cơ hội việc làm việc làm cho các em.

10.5.15

Điệp khúc trên thành phố



Đó là âm thanh thân thương đã trở thành máu thịt với mỗi người con đất Cảng. Đó là điệp khúc đi cùng năm tháng của Hải Phòng: tiếng còi tàu trên bến Bến cảng thức suốt đêm ngày để đón “những chuyến hàng bè bạn từ xa xôi, những chuyến hàng Việt Nam gửi đi muôn nơi…”.

Nơi đây, tiếng còi tàu là âm thanh rõ ràng nhất, sôi động nhất và gây ấn tượng nhất. Tiếng còi vang lên báo hiệu tàu sắp cập cảng, hay là lời chào khi tàu gặp cảng. Tiếng còi rúc vang lên để chào tạm biệt đất liền, đưa tàu ra khơi, đến những miền đất mới. Tiếng còi hú dài náo nức chào xuân khi bến cảng đón mã hàng đầu tiên trong năm cập cảng… Biết bao con tàu, với bấy nhiêu giọng còi khác nhau đã đến và chia tay đất Cảng. Tuuuu…. tuuuu…. tuuu…

Những hồi còi tàu kéo dài từ bến cảng ngân nga vào trong phố mỗi ngày, len lỏi vào từng ngôi nhà, ngõ hẻm. Mỗi tiếng còi như đều mang cảm xúc riêng. Lúc hân hoan ngày gặp lại, lúc vội vã, lúc như bùi ngùi giây phút chia xa của người thủy thủ…

6.5.15

Những người thợ tạc tượng tài hoa làng Bảo Hà


Mang trong mình những giá trị truyền thống đặc sắc, sản phẩm điêu khắc gỗ - sơn mài của làng nghề Bảo Hà (xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) được mọi người ưa chuộng. Đến nay, sản phẩm của làng nghề Bảo Hà đã được xuất khẩu ra các nước và vùng lãnh thổ như: Nga, Đức, Đài Loan…

Nghề điêu khắc gỗ, sơn mài ở Bảo Hà có lịch sử hơn 500 năm, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Do chiến tranh, nạn đói… những người thợ Bảo Hà phải phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống. Do đó, nghề điêu khắc gỗ - sơn mài truyền thống của làng có lúc bị mai một. Đến cuối thế kỷ XX, nhờ có chính sách của Đảng, Nhà nước, làng nghề truyền thống nơi đây dần được khôi phục. 

5.5.15

Có một chợ quê giữa lòng thành phố



Giữa một đô thị sầm uất, với những cửa hàng sang trọng và siêu thị hiện đại, vẫn hiện hữu một chợ phiên đặc trưng của đồng quê Bắc bộ. Chợ không bán rau quả, thịt cá - thức ăn hằng ngày nhưng phiên nào cũng tấp nập kẻ mua người bán đến từ Hải Phòng và khắp các tỉnh, thành bạn. Đó là chợ Hàng, tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng…

Mỗi tuần, chợ Hàng chỉ họp một phiên vào sáng chủ nhật. Đây là chợ phiên truyền thống duy nhất còn lại của Hải Phòng. Phiên chợ Hàng như một nốt nhạc đồng quê giữa bản nhạc xô bồ của phố thị. Không chỉ được người địa phương yêu mến, chợ Hàng còn hấp dẫn khách du lịch mỗi khi đến với Hải Phòng. Vì sao chợ Hàng cuốn hút đến vậy? Trước hết, nơi đây là một thế giới đồng quê thôn dã giữa lòng một thành phố công nghiệp hiện đại với nhịp sống tất bật. Những người sống ở thành phố cứ đến chợ Hàng là có thể mua được đàn gà con, cây rau giống, rổ rá đan bằng tre, chiếc kiềng sắt ba chân…

30.4.15

Mới lạ xích lô "tí hon"



Có mặt tại khu hồ Ông Báo (đường Chùa Hàng, phường Dư Hàng Kênh, Lê Chân) chưa lâu nhưng những chiếc xích lô tí hon đang “làm mưa làm gió” tại nơi đây, thu hút sự chú ý của không ít người dân xung quanh, đặc biệt là những gia đình có em nhỏ.

Mới - lạ - độc là đặc điểm của những chiếc xích lô này. Mỗi chiếc xe là một phiên bản thu nhỏ của chiếc xích lô bình thường, tuy nhiên chúng được “độ” thêm nhiều phụ kiện bắt mắt: đèn led trang trí, loa phát nhạc sôi động và được sơn nhiều màu: xanh, hồng, vàng…Có 2 loại xe cho khách hàng lựa chọn: xe xích lô đạp phía trước và xích lô đạp phía sau. 

26.4.15

Chàng trai đi bộ xuyên Việt giúp trẻ em nghèo


Một lần tình cờ đọc được thông tin về 4 sinh viên Hải Phòng trong Nhóm tình nguyện Hải Đăng đi bộ xuyên Việt, Nguyễn Thanh Tâm, sinh 1984, ở TP.HCM, đã nung nấu ước mơ đi khắp đất nước để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em nghèo.

Bước chân không mỏi…

Gặp Tâm ở Hải Phòng, chúng tôi khá bất ngờ trước một chàng trai gầy nhỏ, da sạm đen vì nắng gió sau những cung đường xuyên Việt. Tâm đang thực hiện chuyến xuyên Việt lần thứ hai bằng đôi chân không mỏi của mình. Chuyến đi dự kiến diễn ra trong một năm rưỡi, bắt đầu từ cực Bắc (Lũng Cú, Hà Giang) và kết thúc tại điểm cực Nam đất nước (Đất Mũi, Cà Mau). Tâm cho biết anh đi không phải để lấy thành tích mà chủ yếu giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn nên chuyến đi mới kéo dài như vậy.

Hoa sưa - "giấc mơ tuyết trắng" giữa lòng thành phố


Tháng 3, Hải Phòng như nên thơ hơn và mùa xuân như ngọt ngào hơn với những vòm hoa sưa trắng muốt điểm xuyết dải công viên trung tâm thành phố.

Năm nay tiết trời ấm hơn mọi năm, mùa hoa sưa cũng đến sớm hơn. Những cây sưa thân xám trắng, trụi lá im lìm suốt mùa đông, khuất lấp giữa bao loài cây khác. Chẳng ai chú ý đến chúng. Chẳng biết hoa âm thầm nở từ lúc nào, mà đột nhiên đến một ngày, người ta sững sờ ngây ngất trước một trời hoa sưa trắng xóa.

Cây sưa bên cạnh Nhà Kèn biến thành một chùm hoa khổng lồ với hàng triệu bông hoa bé xinh, làm sáng bừng cả một góc phố. Như một giấc mơ lành hiện hữu giữa phố phường chen chúc. Như một bài thơ trong trẻo vô ngần làm lòng ta dịu lại sau bao dập vùi của cuộc sống. Những đau khổ, buồn lo hầu như tan đi trong giây lát khi người ta đắm mình trong màu sắc tinh khôi của hoa sưa.

24.4.15

Ông già bán báo "ăn xin" cho trẻ khiếm thị



Cả cuộc đời mưu sinh bằng nghề bán báo, khi ở cái tuổi gần đất xa trời, ông lại dùng chính những món đồ nghề năm xưa: loa thùng, âm li… và cả tấm lòng, sự đồng cảm với trẻ em khiếm thị để kêu gọi quyên góp tặng quà tết cho những đứa trẻ không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng. Không chỉ đem lại niềm vui cho trẻ kém may mắn, ông còn cho mọi người thấy rằng còn nhiều lắm những tấm lòng nhân ái. Và giờ đây, ông lại tiếp tục công việc lặng lẽ của mình với những dự án nho nhỏ giúp cải thiện cuộc sống cho các em ở trường khiếm thị…

21.4.15

Vũ điệu tháng tư



Tháng Tư đỏng đảnh như con gái Hải Phòng. Và cũng như những người con gái đất Cảng, tháng tư đẹp nao lòng làm ta mê say, có lúc quên cả lối về.

Tháng Tư thất thường trong tiết giao mùa, thoắt nắng thoắt mưa, lúc nóng lúc lạnh. Một hôm nắng bừng lên như đã vào hạ, nóng đổ mồ hồi, người ta rủ nhau rồng rắn đi biển hóng mát. Những bà, những mẹ gom quần áo rét giặt giũ hết một lượt để cất vào tủ, chờ mùa rét sang năm. Thoắt cái, mưa sụt sùi, gió bấc lộng vào người đang phong phanh áo mỏng. Lại vội vàng lôi khăn áo, tất mũ… ra trong lúc xuýt xoa vì lạnh.

Tháng Tư mềm mại dưới làn mưa thật nhẹ cuối xuân. Mưa tháng tư làm ta co ro trong cái rét cuối mùa, rét nàng Bân ngọt lịm của xứ Bắc. Lòng ta cảm nhận thấy mùa hè thênh thang rực rỡ đang đón chờ, nhưng vẫn vấn vương nuối tiếc mùa xuân. Ta muốn gói lại chút lạnh này, để đôi khi trong mùa hè nóng bỏng, đem ra để bớt nhớ mùa đông.

Tiếng Hải Phòng - bức tranh đầy bản sắc


Dù có đi đến chân trời góc bể, người Hải Phòng vẫn nhận ra nhau bởi giọng nói không lẫn vào đâu được. Với địa hình đa dạng, từ vùng núi, đồng bằng đến miền biển đảo, là nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư, Hải Phòng có sự phong phú trong cách phát âm và lời ăn tiếng nói của người dân.
500 từ địa phương đầy hàm súc
Nhóm cán bộ khoa Văn, Đại học Hải Phòng từng thực hiện một nghiên cứu công phu về tiếng Hải Phòng. Đây là công trình đầu tiên khảo sát, xác định diện mạo tiếng nói của cư dân thành phố Cảng. Nhóm nghiên cứu đã mất nhiều năm trời để thu thập, khảo sát tiếng nói của cư dân rất nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương.

13.4.15

Thú vị cà phê dạo


Những vòng xe miệt mài lăn trên khắp các nẻo đường của thành phố đem những ly cà phê nguyên chất, đậm đà sánh mịn đến tận tay những người yêu thích cà phê. Họ - những người bán cà phê đường phố - đang mang đến thành phố Cảng một dịch vụ mới, một phong cách thưởng thức cà phê mới…
Ly cà phê đường phố
Mỗi buổi sáng, mùa hè cũng như mùa đông, ngày nắng cũng như ngày mưa, đi trên các tuyến phố trung tâm như Điện Biên Phủ, Trần Phú, Lê Đại Hành, Lương Khánh Thiện…, bạn sẽ gặp một chàng thanh niên luôn sẵn nụ cười tươi rói, đạp xe chậm rãi. Chiếc xe đạp chở theo một thùng nhựa thiết kế đặc biệt, có in dòng chữ “Cà phê đường phố” kèm cả hotline liên hệ.
Đã 2 năm nay, hình ảnh chàng thanh niên đội chiếc mũ phớt, lúc nào cũng ăn mặc lịch sự và hết sức phong cách đó đã trở nên quen thuộc và thân thiết với nhiều người nghiền cà phê ở Hải Phòng. Đó là anh Nguyễn Văn Minh, quê ở Đông Hưng, Thái Bình, người đã mang niềm đam mê cà phê ra Hải Phòng lập nghiệp và trở thành một trong số ít những người bán cà phê đường phố chuyên nghiệp đầu tiên ở đất Cảng.

29.3.15

Phim trường cổ trang Việt Nam - giấc mơ đang trở thành hiện thực

Vũ Minh Hương, Ad
Phối cảnh phim trường
Phối cảnh phim trường 2
Giữa màu xanh bao la của núi rừng Yên Tử linh thiêng đang dần hình thành lên một phim trường cổ trang quy mô, hiện đại bậc nhất Việt Nam. Nó là sản phẩm kết tinh sự lao động nghệ thuật nghiêm túc; là tâm huyết, trí tuệ của những con người đam mê môn nghệ thuật thứ bảy, muốn đem tài năng cống hiến hết mình cho sự phát triển của nền điện ảnh nước nhà.

24.1.15

Từ giảng viên đại học thành anh chàng thợ xăm

Vũ Minh Hương, Ad – Thủy Chung
Phóng viên trao đổi cùng Tuấn Anh
Tác giả trao đổi cùng Tuấn Anh
Có một chàng trai người Hải Phòng, bất chấp sự phản đối của gia đình, sẵn sàng từ bỏ công việc là giảng viên đại học - mơ ước của không ít bạn trẻ hiện nay, “khăn gói quả mướp” vào Nam để tìm thầy học hỏi về xăm nghệ thuật (tattoo art). Và rồi anh đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong giới xăm nghệ thuật Hải Phòng. Trong cuộc thi Vietnam Tattoo Convention 2013 tại TP HCM, anh lại ghi dấu ấn bằng hình xăm độc đáo tôn vinh “tình yêu - sắc đẹp - hòa bình” trên chính cơ thể người vợ của mình.
Đường đến thành công…
Ngày Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1985) thông báo với gia đình về quyết định nghỉ việc để vào Nam học nghề xăm cũng là ngày chấn động nhất đối với bố mẹ anh. Từ bỏ công việc giảng viên hướng dẫn thực tập của khoa Cơ khí chế tạo máy - ĐH Hải Phòng với thu nhập ổn định để theo đuổi cái nghề mà xã hội còn nhiều định kiến là một quyết định khá táo bạo và liều lĩnh của Tuấn Anh.
Anh chia sẻ: Việc trở thành giảng viên đại học ban đầu hoàn toàn theo định hướng của gia đình, bởi bố mẹ nào sinh con ra, nuôi con khôn lớn đều mong muốn con có một công việc tốt, có thu nhập để lo cuộc sống. Nhưng công việc giảng dạy ở trường không khơi dậy trong anh niềm hứng thú, nhiệt tình. Chỉ có vẽ tranh - sở thích từ thuở nhỏ của Tuấn Anh là đem lại cho anh niềm vui.

9.1.15

Bài viết rất hay về ông Nguyễn Bá Thanh

Nguyễn Khánh Hiền


Tôi biết ông Bá Thanh vào năm 1998, lúc mới chuyển về đài truyền hình. Khi ấy cơ quan tổ chức đá bóng minni giao hữu với văn phòng ủy ban thành phố tại nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương. Tôi chưa vợ con nên rảnh rỗi nhiệt tình đi cổ vũ đội nhà. Nghe mọi người chỉ trỏ “Bá Thanh, Bá Thanh”, tôi cũng không quan tâm lắm. Lúc đó ổng chưa có gì đặc biệt trong tôi. Hơn nữa, trước năm 1997, ổng mới là chủ tịch thành phố Đà Nẵng nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Hồi ấy tôi làm phóng viên chuyên về mảng an ninh trật tự nên không có dịp tiếp xúc ổng. Sau này chia tỉnh, tôi lại về Quảng Nam. Nghe mọi người kêu tên ổng như siêu sao, tôi không khỏi mắc cười. Nhìn thằng cha tuổi cũng đã lớn, người vạm vỡ, dáng hùm tướng gấu lừ khừ chạy theo trái banh không chút gì gọi là biết đá bóng, tự nhiên tôi lại thấy ngồ ngộ. Sau này mới biết ổng đá